Mất đa dạng sinh học là một rủi ro đối với hệ thống tài chính

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/3/2022 | 5:01:00 PM

QLMT - Theo các chuyên gia mất đa dạng sinh học là một rủi ro đối với hệ thống tài chính và các ngân hàng Trung ương. Tuy nhiên điều đó lại đang bị bỏ qua trong các chương trình nghị sự.


Đàn cò trắng ở khu bảo tồn ngập nước Láng Sen (Tân Hưng, Long An) khi chưa bị hạn. Ảnh: TTO

Hệ sinh thái tự nhiên là nơi cung câos cho chúng ta thức ăn, nước uống và không khí sạch. Đó đều là những điều kiện quan trọng để duy trì và phát triển sự sống cũng như sự phát triển của nền kinh tế, xã hội. Nhưng hiện nay, đa dạng sinh học đang bị đe doạ nghiêm trọng. Theo Ravi Menon - người đứng đầu Mạng lưới Xanh hóa hệ thống tài chính (NGFS), chúng ta đang làm "xói mòn” đa dạng sinh học với tốc độ gây tổn hại nghiêm trọng. Điều này, có thể gây ra những rủi ro đáng kể đối với sự ổn định kinh tế, tài chính và xã hội. Do đó, các ngân hàng Trung ương và các cơ quan giám sát ngân hàng nên tăng cường hiểu biết về mất mát đa dạng sinh học và đánh giá rủi ro liên quan đến vấn đề này.

Theo báo cáo của Mạng lưới Xanh hóa hệ thống tài chính (NGFS) và Mạng lưới Quốc tế về Chính sách Tài chính Bền vững, trong khi biến đổi khí hậu được đề cập đến trong các chương trình nghị sự, vấn đề liên quan đến mất mát đa dạng sinh học lại bị bỏ qua, mặc dù, nó cũng có thể gây tác động lớn đến nền kinh tế.

Tùng Lâm (T/H)

Tags đa dạng sinh học rủi ro hệ thống tài chính ngân hàng mất đa dạng sinh học

Các tin khác

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết châu Á chịu nhiều thiên tai nhất thế giới trong năm qua, trong đó bão lũ là nguyên nhân chính gây thương vong, thiệt hại kinh tế.

Một cảnh báo nghiêm trọng từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) đã đưa ra những số liệu lo ngại về hiện tượng tẩy trắng san hô lan rộng từ tháng 2/2023. Theo thông tin mới nhất, ảnh hưởng của hiện tượng này đang mở rộng đến các rạn san hô ở hầu hết 54 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Mặc dù mùa đông vừa qua chứng kiến sự tăng nhanh của băng biển ở Bắc Cực, nhưng vẫn không đạt được mức trung bình và băng vẫn mỏng hơn so với những năm trước.

Câu lạc bộ Alpine của Áo (OeAV) ngày 5/4 cảnh báo nước này sẽ gần như “không còn băng” trong vòng 45 năm nữa, khi 2 trong số các sông băng của Áo đã tan chảy hơn 100 mét trong năm ngoái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự