Trung bình một người ăn 5 gram nhựa mỗi tuần, tương đương một chiếc thẻ tín dụng

  • Cập nhật: Thứ tư, 9/2/2022 | 11:05:56 AM

QLMT - Một báo cáo của dự án COMPOSE về giải pháp giảm thiểu chất thải tại Việt Nam cho biết, theo một nghiên cứu khoa học của tổ chức phi chính phủ WWF, trung bình một người ăn vào 5 gram nhựa mỗi tuần.

Trung bình một người ăn 5 gram nhựa mỗi tuần, tương đương một chiếc thẻ tín dụng - Ảnh 1
Ảnh minh hoạ. COMPOSE

Để dễ hình dung, bạn có thể tưởng tượng lượng nhựa mà con người hấp thụ vào cơ thể mỗi tuần tương đương với trọng lượng của một chiếc thẻ tín dụng. Điều bất ngờ, lượng nhựa đó phần lớn đến từ nước đóng chai hoặc nước máy, nhưng cũng có thể đến từ thực phẩm như cua ốc, bia hoặc muối.

Các nguồn phát thải vi nhựa có thể kể đến đó là túi nylon, đò đựng bằng nhựa, chất thải nhựa được chôn lấp, lốp xe, quần áo… Các hoạt động đô thị có tác động trực tiếp đến hàm lượng vi nhựa trong các môi trường nước. Khi chất thải nhựa phân huỷ, chúng sẽ xâm nhập vào môi trường tự nhiên. Sự hiện diện của vi nhựa có liên quan chặt chẽ đến các hoạ động của con người. Với kích thước milimet, chúng bắt nguồn từ quá trình thoái hoá và phân rã của chất thải đô thị, ngoài ra còn có các vi hạt mỹ phẩm và hàng dệt trong quá trình giặt nhiều lần. 

Trung bình một người ăn 5 gram nhựa mỗi tuần, tương đương một chiếc thẻ tín dụng - Ảnh 2
Hàm lượng các hạt vi nhựa trong các môi trường nước ở Hà Nội. Nguồn: COMPOSE

Báo cáo trên đã thống kê các nghiên cứu về vi nhựa ở Việt Nam cho thấy nồng độ của vi nhựa rất cao, đặc biệt là ở các sông, hồ, nhất là các sông nhỏ trong đô thị, như sông Tô Lịch ở Hà Nội với hơn 2522 hạt/m3 (trong khi Vịnh Hạ Long, nồng độ này chỉ là 0,8 hạt/m3), các khu công nghiệp dệt hoặc nhựa là những nguồn phát thải vi nhựa rất lớn. Chính vì ngành công nghiệp dệt mà sông Sài Gòn có nồng độ vi nhựa cực cao, từ 22.000 đến 251.000 hạt/m3. 

Ô nhiễm vi nhựa ở Việt Nam cao đến mức tác động đến cả môi trường không khí (mưa và bụi) ở nồng độ rất cao.

Chuyên trang Quản lý môi trường


Tags nhựa chất thải vi nhựa vi nhựa ô nhiễm môi trường mỹ phẩm khu công nghiệp dệt

Các tin khác

CNN đưa tin, một nghiên cứu từ Đại học Berkeley, California cho rằng có mối liên hệ trực tiếp giữa nhiệt độ cao và sự hung hăng, cũng như khả năng xảy ra các hành vi xấu.

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết châu Á chịu nhiều thiên tai nhất thế giới trong năm qua, trong đó bão lũ là nguyên nhân chính gây thương vong, thiệt hại kinh tế.

Một cảnh báo nghiêm trọng từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) đã đưa ra những số liệu lo ngại về hiện tượng tẩy trắng san hô lan rộng từ tháng 2/2023. Theo thông tin mới nhất, ảnh hưởng của hiện tượng này đang mở rộng đến các rạn san hô ở hầu hết 54 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Mặc dù mùa đông vừa qua chứng kiến sự tăng nhanh của băng biển ở Bắc Cực, nhưng vẫn không đạt được mức trung bình và băng vẫn mỏng hơn so với những năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục