Tỷ lệ thu gom CTRSH đô thị trung bình cả nước đạt khoảng 92%

  • Cập nhật: Thứ sáu, 1/10/2021 | 4:16:36 PM

QLMT - Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia năm 2019, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trung bình cả nước đạt khoảng 92%. Như vậy, còn 8% khối lượng CTRSH không được thu gom và bị thải bỏ vào môi trường xung quanh.

Các thành phố trực thuộc Trung ương có tỷ lệ thu gom CTRSH đô thị tương đối cao (Hà Nội đạt 99,0%, Thành phố Hồ Chí Minh đạt 100%, Cần Thơ đạt 95,5%, Đà Nẵng đạt 100%, Hải Phòng đạt 97,0%). Ngoài ra, tại các đô thị, nhiều trạm trung chuyển, một số điểm tập kết còn có hiện tượng tồn đọng CTRSH kéo dài, gây mùi khó chịu, khiến người dân bức xúc do môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tỷ lệ thu gom CTRSH đô thị cao nhất là vùng Đông Nam Bộ với 98,6%; tiếp theo là vùng ĐBSH với 96,8%; thấp nhất là vùng Tây Nguyên với 62,5%.


Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực đô thị (theo vùng, 2019)

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý tại khu vực đô thị theo vùng năm 2019 được Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng kết trong bảng dưới đây:



Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2019, tỷ lệ thu gom CTRSH tăng theo từng năm, tỷ lệ thu gom năm 2010 đạt 81%, năm 2011 đạt 82%, năm 2012 đạt 83%, năm 2013 đạt 83,5 - 84% và năm 2017 đạt 85,5%. Thời gian gần đây, việc thu gom, vận chuyển CTR đã được xã hội hóa, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã tham gia đầu tư thu gom, vận chuyển CTR.

Chuyên trang Quản lý Môi trường


Tags tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt CTRSH

Các tin khác

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết châu Á chịu nhiều thiên tai nhất thế giới trong năm qua, trong đó bão lũ là nguyên nhân chính gây thương vong, thiệt hại kinh tế.

Một cảnh báo nghiêm trọng từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) đã đưa ra những số liệu lo ngại về hiện tượng tẩy trắng san hô lan rộng từ tháng 2/2023. Theo thông tin mới nhất, ảnh hưởng của hiện tượng này đang mở rộng đến các rạn san hô ở hầu hết 54 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Mặc dù mùa đông vừa qua chứng kiến sự tăng nhanh của băng biển ở Bắc Cực, nhưng vẫn không đạt được mức trung bình và băng vẫn mỏng hơn so với những năm trước.

Câu lạc bộ Alpine của Áo (OeAV) ngày 5/4 cảnh báo nước này sẽ gần như “không còn băng” trong vòng 45 năm nữa, khi 2 trong số các sông băng của Áo đã tan chảy hơn 100 mét trong năm ngoái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự