Phú Yên: Ra mắt mô hình Phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/1/2024 | 11:44:21 AM

QLMT - Hội LHPN xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên vừa phối hợp với UBND xã tổ chức ra mắt mô hình Phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình.


Ra mắt Mô hình "Phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình” trên địa bàn xã Hòa Thắng

Mô hình được triển khai trên địa bàn 5 thôn với 150 hộ tham gia. Tại buổi ra mắt, các thành viên tham gia mô hình được nghe thông tin về tình hình ô nhiễm môi trường; một số kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường; cách phân loại, xử lý rác thải từ gia đình, nhất là phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ, rác tái chế, giúp người dân có nguồn phân hữu cơ tại chỗ bón cho cây trồng…

Mô hình trên gắn với thực hiện cuộc vận động xây dựng "Gia đình 5 không, 3 sạch” tạo chuyển biến trong ý thức và trách nhiệm của hội viên, phụ nữ và người dân trong việc phân loại rác thải sinh hoạt hằng ngày từ hộ gia đình, nhằm giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường.

Tại buổi ra mắt, Hội LHPN xã Hòa Thắng tặng mỗi thành viên tham gia mô hình 3 thùng đựng rác để thực hiện việc thu gom, phân loại, xử lý rác.

MINH NGỌC

Tags Phú Yên mô hình phân loại rác rác thải sinh hoạt hộ gia đình phụ nữ

Các tin khác

Cùng với sự phát triển đi lên của kinh tế, xã hội ở Việt Nam, thì lượng CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình ngày càng tăng. Việc phân loại CTRSH tại nguồn sẽ giảm tải rất nhiều cho các công đoạn xử lý CTR về sau. TP Lào Cai đã thực hiện việc phân loại CTRSH từ năm 2016 và đạt hiệu quả rất cao, việc phân loại CTRSH giờ đây đã trở thành thói quen của người dân nơi đây. Nghiên cứu này nhằm đánh giá những kinh nghiệm trong việc thu gom, phân loại CTRSH trên địa bàn TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Để lò đốt chất thải rắn sinh hoạt vận hành hiệu quả, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện phân loại rác thải tại nguồn.

Xây dựng mô hình “Dân vận khéo” của các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã trở thành phong trào rộng khắp, có sức lan tỏa mạnh mẽ; góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, phong trào hành động cách mạng ở cơ sở.

Nam Sách là địa phương đi đầu, điển hình của Hải Dương trong thực hiện Đề án “Xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, đặc biệt là hoạt động phân loại rác thải tại nguồn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục