TP Lạng Sơn: Mô hình 'Ngôi nhà xanh' tại phường Đông Kinh

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/11/2023 | 9:37:16 AM

QLMT - Vừa qua, UBND phường Đông Kinh, TP Lạng Sơn đã bàn giao 15 mô hình “Ngôi nhà xanh” cho các khối phố và trường học trên địa bàn.

Xuất phát từ thực tế trong sinh hoạt hàng ngày, với các loại phế liệu như vỏ lon, chai nhựa, bìa cát tông… sau khi sử dụng thường được vứt bừa bãi, vừa lãng phí, vừa ảnh hưởng đến môi trường. Nhận thức được điều đó, bắt đầu từ đầu năm 2023, UBND phường Đông Kinh đã xây dựng kế hoạch triển khai phát động và ra mắt mô hình "Ngôi nhà xanh” thu gom phế liệu để gây quỹ. 

Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã bàn giao 15 mô hình "Ngôi nhà xanh” cho các khối phố và trường học trên địa bàn phường Đông Kinh, với tổng kinh phí trên 27 triệu đồng, do người dân trên địa bàn phường đóng góp.


Ra mắt mô hình "ngôi nhà xanh" tại phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn. Ảnh: baolangson

Mô hình "Ngôi nhà xanh” được làm bằng khung thép không rỉ, lợp mái tôn, xung quanh bọc lưới chắc chắn và có 2 ngăn để chứa các loại phế liệu như: chai nhựa, giấy bìa… Tùy thuộc vào khối lượng phế liệu, hàng tuần hoặc hàng tháng, các tổ chức hội phụ trách việc quản lý mô hình sẽ phân loại rác thải tái chế và mang đi bán để gây quỹ hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường.

Mô hình "Ngôi nhà xanh” được đưa vào sử dụng mang ý nghĩa thiết thực, góp phần tạo thói quen phân loại rác thải cho mỗi người dân, gia đình trên địa bàn phường.

Qua đó, nâng cao nhận thức của người dân, hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, góp phần thực hiện có hiệu quả phong trào "Chống rác thải nhựa”, bảo vệ và tạo cảnh quan môi trường "Sáng – xanh – sạch – đẹp”.

Đây là một phong trào thực sự ý nghĩa, tác động tích cực đến ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong xã hội đồng thời góp phần nâng cao ý thức của mọi người trong thu gom và phân loại rác thải tại hộ gia đình.

SONG LAM

Tags Lạng Sơn Ngôi nhà xanh mô hình phân loại rác

Các tin khác

Cùng với sự phát triển đi lên của kinh tế, xã hội ở Việt Nam, thì lượng CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình ngày càng tăng. Việc phân loại CTRSH tại nguồn sẽ giảm tải rất nhiều cho các công đoạn xử lý CTR về sau. TP Lào Cai đã thực hiện việc phân loại CTRSH từ năm 2016 và đạt hiệu quả rất cao, việc phân loại CTRSH giờ đây đã trở thành thói quen của người dân nơi đây. Nghiên cứu này nhằm đánh giá những kinh nghiệm trong việc thu gom, phân loại CTRSH trên địa bàn TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Để lò đốt chất thải rắn sinh hoạt vận hành hiệu quả, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện phân loại rác thải tại nguồn.

Xây dựng mô hình “Dân vận khéo” của các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã trở thành phong trào rộng khắp, có sức lan tỏa mạnh mẽ; góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, phong trào hành động cách mạng ở cơ sở.

Nam Sách là địa phương đi đầu, điển hình của Hải Dương trong thực hiện Đề án “Xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, đặc biệt là hoạt động phân loại rác thải tại nguồn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục