Phân loại rác tại nguồn: Khó nhưng cần thực hiện

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/10/2023 | 9:10:19 AM

Rác thải sinh hoạt không được phân loại đúng cách sẽ rất khó tái chế, tái sử dụng hay xử lý; trong khi đó, lượng chất thải rắn sinh hoạt vẫn gia tăng mỗi năm, nhiều bãi chôn lấp, nhà máy xử lý rác thải tại các tỉnh, thành đang trong tình trạng quá tải.

Điểm thu gom rác tái chế tại phố Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội. (Ảnh: Tất Định) 

Theo Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, thời điểm chính thức áp dụng việc xử phạt hành chính đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân khôngphân loại chất thải rắn sinh hoạt sẽ bắt đầu từ ngày 31/12/2024. Để quy định này thực sự đi vào cuộc sống, các cơ quan chức năng cần sớm ban hành hướng dẫn, lộ trình cụ thể và phổ biến đến ngườidân nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự thay đổi. 

Tại Hà Nội, nhiều người dân vẫn chưa có thói quen phân loại rác thải sinh hoạt, thậm chí chưa hiểu phân loại rác để làm gì hay cách thức phân loại như thế nào. Các loại rác hiện vẫn được vứt chungmột chỗ, chờ nhân viên vệ sinh môi trường đến thu gom, phân loại. Khảo sát khu vực tập kết thùng rác của một số khu dân cư trên địa bàn Thủ đô, có thể nhận thấy hình ảnh quen thuộc, các túi rác đủ màu, trong đó đủ loại rác thải hữu cơ, vô cơ như hộp nhựa, chai nhựa, đồ ăn vứt đi, thậm chí pin cũ hỏng… vẫn trộn lẫn với nhau, toả ra mùi khó chịu. Đáng nói, không chỉ tại Hà Nội mà phần đông dâncư tại các đô thị, nông thôn trên cả nước vẫn còn khá "mơ hồ” về phân loại rác. 

Rác thải sinh hoạt không được phân loại đúng cách sẽ rất khó tái chế, tái sử dụng hay xử lý; trong khi đó, lượng chất thải rắn sinh hoạt vẫn gia tăng mỗi năm, nhiều bãi chôn lấp, nhà máy xử lý rácthải tại các tỉnh, thành đang trong tình trạng quá tải. Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên cả nước là 60.000 tấn/ngày; trong đó khuvực đô thị chiếm 60%. Chỉ riêng 2 thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày có từ 7.000 - 9.000 tấn chất thải sinh hoạt. Đáng chú ý, tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt vẫnchưa đạt 100%. Theo dự báo, đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sẽ tăng từ 10 - 16%/năm. 

Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 quy định, việc phân loại rác thải tại nguồn là bắt buộc đối với mọi cá nhân và hộ gia đình. Trường hợp không phân loại rác sẽ bị từ chối thugom; không để rác đúng nơi quy định sẽ bị phạt tiền và yêu cầu khắc phục. Mặt khác, những hộ thải bỏ lượng rác thải nhiều sẽ phải trả phí cao, ưu tiên miễn phí cho lượng rác thải đã được phân loại. 

Còn theo Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt và không sử dụng bao bì chứa chấtthải rắn sinh hoạt theo quy định, thì bị phạt tiền từ 500.000 - 1 triệu đồng. Thời điểm chính thức áp dụng việc xử phạt đối với hành vi này sẽ bắt đầu từ ngày 31/12/2024. Chế tài xử phạt hành vikhông phân loại rác sẽ góp phần thúc đẩy người dân thay đổi hành vi, tăng tính răn đe trong xã hội đối với người không tuân thủ. 

Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn chưa biết tới quy định này, cho dù đến nay đã hơn một năm kể từ khi Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực và chỉ còn hơn một năm nữa quy định xử phạt sẽ có hiệu lực. 

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan Dự thảo Hướng dẫn kỹ thuật phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Dự thảo đã được xây dựng trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới và khảo sát tại một số tỉnh của Việt Nam. Theo tiến độ, Dự thảo sẽ được ban hành trong tháng 10. Dựa trêncác nguyên tắc phân loại, kỹ thuật phân loại chất thải rắn sinh hoạt kèm theo phụ lục hướng dẫn, UBND các tỉnh căn cứ vào những nội dung để cụ thể hóa, triển khai thực hiện phù hợp với thực tiễncủa địa phương về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, công nghệ xử lý tại địa phương, bảo đảm phù hợp với các luật hiện hành. 

Sau khi đã có hướng dẫn kỹ thuật, thiết nghĩ cũng cần có lộ trình cụ thể để triển khai tới từng địa phương, khu dân cư, hộ gia đình và cá nhân. Bởi thay đổi thói quen xã hội không dễ đạt được trongthời gian ngắn. Cần làm tốt công tác chuẩn bị để những quy định pháp luật sớm đi vào thực tế cuộc sống. 

Theo Báo Pháp luật

Tags phân loại rác xử lý rác thải tái chế rác thải sinh hoạt

Các tin khác

Cùng với sự phát triển đi lên của kinh tế, xã hội ở Việt Nam, thì lượng CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình ngày càng tăng. Việc phân loại CTRSH tại nguồn sẽ giảm tải rất nhiều cho các công đoạn xử lý CTR về sau. TP Lào Cai đã thực hiện việc phân loại CTRSH từ năm 2016 và đạt hiệu quả rất cao, việc phân loại CTRSH giờ đây đã trở thành thói quen của người dân nơi đây. Nghiên cứu này nhằm đánh giá những kinh nghiệm trong việc thu gom, phân loại CTRSH trên địa bàn TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Để lò đốt chất thải rắn sinh hoạt vận hành hiệu quả, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện phân loại rác thải tại nguồn.

Xây dựng mô hình “Dân vận khéo” của các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã trở thành phong trào rộng khắp, có sức lan tỏa mạnh mẽ; góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, phong trào hành động cách mạng ở cơ sở.

Nam Sách là địa phương đi đầu, điển hình của Hải Dương trong thực hiện Đề án “Xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, đặc biệt là hoạt động phân loại rác thải tại nguồn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục