Thanh Hóa: Tập huấn xử lý rác thải hữu cơ cho hội viên nông dân

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/3/2023 | 10:55:11 AM

QLMT - Nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường từ chất thải nông nghiệp, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường cho hơn 200 hội viên.

Theo đó, Ban Quản lý Dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế" - Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa (do Quỹ BRACE tài trợ) tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường cho hội viên, nông dân. Các lớp tập huấn diễn tra trong 5 ngày.


Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường

Tham gia lớp tập huấn gồm 225 học viên là hội viên, nông dân của 2 xã: Quảng Định, Tiên Trang và thị trấn Tân Phong (Quảng Xương) đã được các giảng viên là cán bộ Hội Nông dân tỉnh, huyện, cơ sở đã tham gia khóa đào tạo TOT truyền đạt những thông tin về vấn đề ô nhiễm môi trường từ chất thải nông nghiệp hiện nay; vai trò, trách nhiệm của hội viên nông dân trong công tác bảo vệ môi trường; phổ biến kiến thức tổng quan về phân loại và xử lý rác thải hữu cơ theo hướng thân thiện với môi trường.

Đồng thời tập huấn kỹ thuật lên men phụ phẩm cây trồng làm thức ăn chăn nuôi; kỹ thuật nuôi gà trên đệm lót sinh học dày; kỹ thuật ủ phân hữu cơ từ phụ phẩm cây trồng…


Xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường

Sau khi tham gia khóa tập huấn về kỹ thuật xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường do Hội Nông dân tỉnh tổ chức, các học viên cam kết sẽ áp dụng các phương pháp đã được tập huấn vào thực tiễn; hỗ trợ các hội viên nông dân khác tham quan, học hỏi mô hình của mình, truyền đạt các kỹ thuật của dự án, góp phần thay đổi hành vi trong cộng đồng.

Thực tế cho thấy, Sản xuất nông nghiệp đang tạo ra lượng rác thải khổng lồ, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là các loại rác thải hữu cơ. Ngay cả với rác thải sinh hoạt, nguồn rác hữu cơ cũng chiếm tỷ trọng lớn. Việc thực hiện phân loại rác ở khu vực nông thôn có nhiều thuận lợi, nông dân cần được khuyến khích thực hiện phân loại rác tại nguồn và toàn bộ chất thải thực phẩm, hữu cơ được tận dụng làm phân bón sử dụng cho cây trồng. Những chất thải tái chế có thể tận dụng bán cho các cơ sở tái chế, từ đó lượng chất thải ở khu vực nông thôn đưa về các khu xử lý chất thải giảm mạnh, góp phần giảm chi phí, ô nhiễm môi trường; đồng thời góp phần hoàn thành tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

Theo Thu Thủy/Báo Tài nguyên và Môi trường 

Tags Thanh Hóa Tập huấn xử lý rác thải hữu cơ hội viên nông dân

Các tin khác

Cùng với sự phát triển đi lên của kinh tế, xã hội ở Việt Nam, thì lượng CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình ngày càng tăng. Việc phân loại CTRSH tại nguồn sẽ giảm tải rất nhiều cho các công đoạn xử lý CTR về sau. TP Lào Cai đã thực hiện việc phân loại CTRSH từ năm 2016 và đạt hiệu quả rất cao, việc phân loại CTRSH giờ đây đã trở thành thói quen của người dân nơi đây. Nghiên cứu này nhằm đánh giá những kinh nghiệm trong việc thu gom, phân loại CTRSH trên địa bàn TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Để lò đốt chất thải rắn sinh hoạt vận hành hiệu quả, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện phân loại rác thải tại nguồn.

Xây dựng mô hình “Dân vận khéo” của các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã trở thành phong trào rộng khắp, có sức lan tỏa mạnh mẽ; góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, phong trào hành động cách mạng ở cơ sở.

Nam Sách là địa phương đi đầu, điển hình của Hải Dương trong thực hiện Đề án “Xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, đặc biệt là hoạt động phân loại rác thải tại nguồn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục