Thừa Thiên Huế: Triển khai lắp đặt gần 470 thùng phân loại chất thải rắn

  • Cập nhật: Thứ tư, 31/8/2022 | 7:03:44 PM

QLMT - Thừa Thiên Huế vừa triển khai lắp đặt 468 thùng phân loại chất thải rắn được lắp đặt tại 156 điểm công cộng tại 23 phường xã trên địa bàn TP. Huế.

Dự án "Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” do Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam phối hợp với UBND thành phố Huế triển khai lắp đặt 468 thùng phân loại chất thải rắn tại 156 điểm công cộng ở 23 phường, xã trên địa bàn thành phố Huế. 

Các vị trí và số lượng các điểm lắp đặt sẽ được tiếp tục triển khai và hoàn thành trong năm 2023 cho toàn địa bàn thành phố Huế với kỳ vọng đưa Huế trở thành Đô thị giảm nhựa tại Việt Nam đến năm 2024.

Theo đó, chất thải rắn sinh hoạt được các hộ gia đình phân loại thành 3 nhóm chính, bao gồm: Nhóm chất thải nguy hại; nhóm chất thải tái chế, tái sử dụng (rác thủy tinh và các loại rác tái chế còn lại) và nhóm chất thải còn lại.

Nhóm chất thải nguy hại và nhóm chất thải tái chế, tái sử dụng, các hộ gia đình mang đến các điểm lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại ở 156 vị trí lắp đặt trên địa bàn thành phố Huế. Theo đó, thùng màu cam chứa chất thải nguy hại, thùng màu xám chứa rác thuỷ tinh và thùng màu trắng chứa rác tái chế, tái sử dụng.

Những loại rác nguy hại được Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế (HEPCO) thu gom và vận chuyển bằng xe chuyên dụng theo tần suất tối thiểu 6 tháng/lần và đột xuất theo khối lượng thực tế. Rác tái chế thủy tinh và rác tái chế, tái sử dụng được HEPCO thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý theo tần suất tối thiểu 01 tuần/lần. Nhóm chất thải còn lại vẫn được thu gom theo thường lệ.



Những thùng phân loại chất thải rắn được lắp đặt tại 156 điểm công cộng ở 23 phường, xã trên địa bàn thành phố Huế.

Dự án "Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” đã phối hợp với UBND thành phố Huế tổ chức lớp tập huấn cho các cán bộ nòng cốt tại các phường, xã hướng dẫn cách thức phân loại rác tại nguồn và giảm thiểu rác thải nhựa. Dự án mong muốn đến năm 2024, Huế sẽ trở thành Đô thị giảm nhựa với 70% chất thải rắn được phân loại tại nguồn, thu gom và xử lý, đồng thời rác tái chế từ bãi chôn lấp được đẩy mạnh thu hồi.

Theo HEPCO, hiện nay đơn vị đang đồng hành với thành phố Huế triển khai chuẩn bị tốt các cơ sở hạ tầng, như phương tiện vận chuyển, nhà máy và nguồn lực để thu gom, xử lý chất thải, phân loại rác phù hợp với từng đơn vị, địa phương. Xây dựng kế hoạch phân chia thời gian, tần suất thu gom từng nhóm chất thải hợp lý; bố trí phương tiện thu gom, vận chuyển đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường.

Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Dự án "Huế - Đô thị Giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” được xây dựng với sự tài trợ của WWF-Na Uy (thông qua WWF-Việt Nam) và tiếp nhận bởi UBND TP. Huế nhằm mục tiêu hỗ trợ TP. Huế bảo vệ các dòng sông và hệ sinh thái các vùng đất ngập nước và ven biển không bị ô nhiễm bởi rác thải nhựa, thông qua một loạt các biện pháp can thiệp với sự tham gia của các bên liên quan bao gồm các khối công tư, các tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng địa phương. 
Với mong muốn đến năm 2024, Huế trở thành đô thị giảm nhựa với 70% chất thải rắn được phân loại tại nguồn, thu gom và xử lý, đồng thời rác tái chế từ bãi chôn lấp được đẩy mạnh thu hồi.

                                                                                                                                              Lam Vy 

Tags Thừa Thiên Huế phân loại rác lắp đặt thùng phân loại rác

Các tin khác

Cùng với sự phát triển đi lên của kinh tế, xã hội ở Việt Nam, thì lượng CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình ngày càng tăng. Việc phân loại CTRSH tại nguồn sẽ giảm tải rất nhiều cho các công đoạn xử lý CTR về sau. TP Lào Cai đã thực hiện việc phân loại CTRSH từ năm 2016 và đạt hiệu quả rất cao, việc phân loại CTRSH giờ đây đã trở thành thói quen của người dân nơi đây. Nghiên cứu này nhằm đánh giá những kinh nghiệm trong việc thu gom, phân loại CTRSH trên địa bàn TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Để lò đốt chất thải rắn sinh hoạt vận hành hiệu quả, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện phân loại rác thải tại nguồn.

Xây dựng mô hình “Dân vận khéo” của các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã trở thành phong trào rộng khắp, có sức lan tỏa mạnh mẽ; góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, phong trào hành động cách mạng ở cơ sở.

Nam Sách là địa phương đi đầu, điển hình của Hải Dương trong thực hiện Đề án “Xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, đặc biệt là hoạt động phân loại rác thải tại nguồn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự