Giáo dục ý thức và tạo thói quen phân loai rác cho thiếu nhi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 20/5/2022 | 4:56:47 PM

QLMT - Chương trình “Đổi rác lấy quà” được Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế (HEPCO) tổ chức lần 2 đã thu hút đông đảo các em thiếu nhi trên địa bàn thành phố tham gia và hưởng ứng tích cực, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

Chương trình "Đổi rác lấy quà” diễn ra ngày 8/5 tại trụ sở HEPCO (46 Trần Phú, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế). Đây là lần thứ 2 chương trình được diễn ra, thu hút gần 100 lượt tham gia của các em độ tuổi từ 3 đến 11 tuổi. Các em đã tham gia trò chơi tái chế và hàng trăm lượt đổi rác lấy quà là các cây xanh, cây sen đá, túi đựng rác phân huỷ,.... 


Chương trình  diễn ra thu hút gần 100 lượt tham gia của các em độ tuổi từ 3 đến 11 tuổi. (Ảnh: Báo Tài nguyên Môi trường)

Mục đích của chương trình sẽ giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và hình thành thói quen phân loại rác cho các em, đây là cách để tác động ngay từ "gốc” một cách hiệu quả. Câu chuyện đó có thể lan tỏa rộng hơn khi các em chia sẻ với cha mẹ, hình thành thói quen tốt từ đầu trong ứng xử với môi trường sống của các em.


Mục đích của chương trình sẽ giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và hình thành thói quen phân loại rác cho các em (Ảnh: Báo Tài nguyên và Môi trường)

Trao đổi thông tin với báo chí, lãnh đạo HEPCO cho biết: Thấu hiểu, nắm bắt, nhận thức được giá trị nhân văn thông qua hoạt động  cụ thể dành cho các em, HEPCO đã tổ chức chương trình "Đổi rác lấy quà” mang một sắc màu mới, ý nghĩa mới với mong muốn chính các em là những người lan toả, truyền cảm hứng cho những người xung quanh về ý thức bảo vệ môi trường, nhận thức về rác thải cũng là tài nguyên. 

Đây là lần thứ 2 HEPCO tổ chức Chương trình "Đổi rác lấy quà”, trước đó dành riêng cho cán bộ, nhân viên, người lao động HEPCO.

Ngày đầu phát động Chương trình đã thu hút gần 300 con em và nhân viên, cán bộ, người lao động HEPCO tham gia, tương ứng với hơn 300 phần quà được phát tặng  và số lượng rác tái chế thu gom lại là gần 300kg  các loại gồm: chai Pet nhựa, giấy các loại, lon kim loại.... Việc nhân viên, người lao động của HEPCO thực hiện nghiêm túc việc phân loại rác tại nguồn, sẵn sàng cho chương trình phân loại rác tại nguồn sẽ lan toả thông điệp "Rác là tài nguyên, hãy phân loại và tái chế đúng cách", làm cho người dân hiểu được phân loại rác đem lại những lợi ích về mặt kinh tế, lợi ích về môi trường và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn phát triển bền vững.


Các em đã tham gia trò chơi tái chế và đổi rác lấy quà là các cây xanh, cây sen đá (Ảnh: Báo Tài nguyên và Môi trường).

Cùng với hoạt động đổi rác lấy quà, các em từ độ tuổi mầm non đến tiểu học còn tham gia các hoạt động, trò chơi liên quan tái chế rác, phân loại rác và tham quan Trung tâm thông tin môi trường (Trung tâm được HEPCO và WWF Việt Nam phối hợp xây dựng).

Dự kiến ngày 28/5, HEPCO sẽ phối hợp với một số phường trên địa bàn TP. Huế tổ chức "Đổi rác lấy quà” tại các khu dân cư nhằm lan toả, kêu gọi mọi người cùng tạo lập thói quen phân loại rác.

Chương trình do Đoàn Thanh niên HEPCO phụ trách với sự đồng hành tài trợ bởi PRO Việt Nam (Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam) và Hiệp hội Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (VUREIA). Đây cũng là hoạt động khởi động cho Chương trình Phân loại rác tại nguồn do UBND TP. Huế dự kiến thực hiện vào tháng 6/2022.

                                                                                                                                               Lam Vy 
  

Tags Giáo dục ý thức phân loai rác HEPCO phân loại rác tại nguồn

Các tin khác

Cùng với sự phát triển đi lên của kinh tế, xã hội ở Việt Nam, thì lượng CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình ngày càng tăng. Việc phân loại CTRSH tại nguồn sẽ giảm tải rất nhiều cho các công đoạn xử lý CTR về sau. TP Lào Cai đã thực hiện việc phân loại CTRSH từ năm 2016 và đạt hiệu quả rất cao, việc phân loại CTRSH giờ đây đã trở thành thói quen của người dân nơi đây. Nghiên cứu này nhằm đánh giá những kinh nghiệm trong việc thu gom, phân loại CTRSH trên địa bàn TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Để lò đốt chất thải rắn sinh hoạt vận hành hiệu quả, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện phân loại rác thải tại nguồn.

Xây dựng mô hình “Dân vận khéo” của các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã trở thành phong trào rộng khắp, có sức lan tỏa mạnh mẽ; góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, phong trào hành động cách mạng ở cơ sở.

Nam Sách là địa phương đi đầu, điển hình của Hải Dương trong thực hiện Đề án “Xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, đặc biệt là hoạt động phân loại rác thải tại nguồn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục