Urenco - Pro Việt Nam - Chuyên trang QLMT

PRO Việt Nam tập trung tăng tốc để sớm đạt được mục tiêu thu gom, tái chế đã đặt ra

  • Cập nhật: Thứ năm, 31/3/2022 | 12:00:00 AM

QLMT - Khát vọng và tầm nhìn của PRO Việt Nam là tất cả bao bì sản phẩm của các thành viên sản xuất và phân phối ra thị trường Việt Nam, sẽ được tái chế và phục hồi hoàn toàn vào năm 2030. Vì vậy, thời gian tới PRO Việt Nam đã có những định hướng, tập trung tăng tốc để sớm đạt được những mục tiêu tái chế đã đặt ra.

PRO Việt Nam tổng kết những hoạt động trong năm vừa qua

PRO Việt Nam là một liên minh gồm 19 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, bán lẻ và bao bì cùng chung mong muốn góp phần vì một Việt Nam xanh, sạch, đẹp bằng việc thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua việc xúc tiến để quá trình thu gom và tái chế bao bì sản phẩm được thực hiện theo cách dễ tiếp cận hơn và bền vững hơn. 

PRO Việt Nam xác định 2022 phải là năm tập trung tăng tốc để không thay đổi các mục tiêu tái chế đã đặt ra do ảnh hưởng của đại dịch Covid-1. Gần 3 năm thành lập, PRO Việt Nam  đã xây dựng được một hệ thống thu gom với hơn 2.000 đơn vị đối tác.

Trong 6 tháng vừa qua, các doanh nghiệp trong PRO Việt Nam đã thu gom được hơn 1.200 tấn rác bao bì. Kết quả tích cực, nhưng vẫn chưa được như mong muốn đã đặt ra trước đó vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. 

Ông Laurent Levan, Chủ tịch, Tổng Giám đốc URC Việt Nam, cho biết: "Covid-19 đã khiến chúng tôi phải trì hoãn nhiều kế hoạch, khiến lượng rác bao bì thu gom được thấp hơn kỳ vọng của chúng tôi. Tuy nhiên chúng tôi vẫn đạt được những thành quả đáng khích lệ khi tiếp tục xây dựng được mạng lưới các đối tác thu gom và tài chế ở 4 nhóm: khu dân cư, trường học, các điểm buôn bán và chính quyền một số thành phố lớn”.

Trong giai đoạn kinh tế phục hồi, PRO Việt Nam đặt mục tiêu thu gom và tái chế khoảng 10.000 tấn chỉ riêng với vật liệu nhựa trong năm nay, cao hơn từ 2  đến 3 lần mức hiện đang thu gom.

Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 có hiệu lực từ đầu năm nay, cùng Nghị định số 08/2022/NĐ-CP về  quy định chi tiết một số điều cơ bản về môi trường được ban hành từ ngày 10/1/2022. Theo đó các mô hình EPR, đã chuyển từ tự nguyện sang bắt buộc. Việc các doanh nghiệp sản xuất lớn tiên phong tham gia sẽ có vai trò quan trọng trong việc đưa những Luật và Nghị định đi vào cuộc sống.


Phân loại rác tại nguồn là một trong những hoạt động thiết thực, góp phần cải thiện vấn đề ô nhiễm môi trường và chống biến đổi khí hậu. Ảnh:Internet

Nói về trách nhiệm của nhà sản xuất, ông Leonardo Garcia, Tổng Giám đốc Coca-Cola Việt Nam, cho biết: "Chúng tôi đang chủ động tham gia, cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch triển khai hiệu quả quy định về EPR - mở rộng trách nhiệm nhà sản xuất, vì cho rằng đây là việc đúng đắn cần làm ngay. Việt Nam cũng đang là trường hợp để các nước khác như Thái Lan tham khảo về xây dựng EPR”. 

Với mong muốn cùng chung tay góp phần vì một Việt Nam xanh, sạch, đẹp, Tập đoàn Novaland đã ký kết hợp tác chiến lược trong việc phân loại và thu gom rác thải tái chế tại nguồn với PRO Việt Nam - một trong những tổ chức hỗ trợ Chính phủ trong các hoạt động thúc đẩy thực trạng tái chế tại Việt Nam theo bộ nguyên tắc 3R (Reduce "tiết giảm” - Reuse "tái sử dụng” - Recycle "tái chế”).  Bằng việc thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua việc xúc tiến để quá trình thu gom và tái chế bao bì sản phẩm được thực hiện theo cách dễ tiếp cận hơn và bền vững hơn.

Năm 2022 là năm bản lề, tăng tốc các hoạt động của PRO Việt Nam

Mục tiêu của PRO Việt Nam là tất cả bao bì sản phẩm của các thành viên sản xuất và phân phối ra thị trường Việt Nam, sẽ được tái chế và phục hồi hoàn toàn tại Việt Nam vào năm 2030. PRO Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu này bằng cách tăng cường nhận thức và tiếp cận vấn đề tái chế tại Việt Nam, thực thi tại các khu vực công cộng, tăng thêm các điểm thu gom, cải thiện việc thu gom và đảm bảo đủ năng lực tái chế.

Những việc làm này sẽ giảm xả rác, mang lại "sức sống mới” cho bao bì sau tiêu dùng, kể cả tạo thêm việc làm cho người lao động. Nguyên tắc cơ bản của PRO Việt Nam là các thành viên cùng làm việc, trên mục tiêu tái chế chung, để đạt được kết quả nhanh hơn so với làm việc độc lập.

Phân loại rác tại nguồn là một trong những hoạt động thiết thực, góp phần cải thiện vấn đề ô nhiễm môi trường và chống biến đổi khí hậu. Nhằm hiện thực hóa mục tiêu đã được ký kết giữa Tập đoàn Novaland và PRO Việt Nam trong việc phân loại và thu gom rác thải tái chế tại nguồn, khuyến khích ý thức sống xanh lan tỏa trong cộng đồng, mới đây, "Ngày hội tái chế” đã được tổ chức tại chung cư Rich Star 2 (quận Tân Phú).


Người dân hào hứng tham gia Ngày Hội tái chế tại chung cư Rich Star 2 (quận Tân Phú). Ảnh: Internet

Trong năm 2021, các hoạt động triển khai chương trình thu gom thí điểm của PRO Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi tác động chung của đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh đó, bên cạnh chiến lược chuyển hướng tăng cường truyền thông online, PRO Việt Nam cùng các thành viên đã tích cực đóng góp cho các chương trình thiện nguyện, đặc biệt là Chương trình Sài Gòn thương nhau với mức đóng góp lên đến gần một trăm tỉ đồng, góp phần chung tay với tuyến đầu chống dịch, tăng cường tính đoàn kết giữa các thành viên trong liên minh.

Năm 2022 được xem là năm bản lề để tăng tốc các hoạt động của PRO Việt Nam, trong đó sẽ chú trọng thực hiện các mục tiêu: Hợp tác và hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch triển khai hiệu quả nghị định EPR; nâng cao năng lực vận hành; triển khai ít nhất 3 dự án thu gom và tái chế; thu gom và tái chế ít nhất 3.000 tấn đối với mỗi vật liệu (PET, UBC, Laminates). 

Đồng thời, PRO Việt Nam sẽ hỗ trợ các dự án thí điểm thông qua các chiến dịch vận động thay đổi hành vi nhằm kêu gọi phân loại và tái chế trong khu vực, tập trung đẩy mạnh quan hệ đối tác chiến lược để tiến hành thu gom theo mục tiêu tái chế và mở rộng kết nạp thêm thành viên mới cho tổ chức nhằm tiếp tục thực hiện sứ mệnh đóng góp cho Việt Nam xanh - sạch - đẹp và hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn. 

                                                                                                                                                     Lam Vy 

Tags Hải Dương Hội Phụ nữ mô hình phân loại rác

Các tin khác

Cùng với sự phát triển đi lên của kinh tế, xã hội ở Việt Nam, thì lượng CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình ngày càng tăng. Việc phân loại CTRSH tại nguồn sẽ giảm tải rất nhiều cho các công đoạn xử lý CTR về sau. TP Lào Cai đã thực hiện việc phân loại CTRSH từ năm 2016 và đạt hiệu quả rất cao, việc phân loại CTRSH giờ đây đã trở thành thói quen của người dân nơi đây. Nghiên cứu này nhằm đánh giá những kinh nghiệm trong việc thu gom, phân loại CTRSH trên địa bàn TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Để lò đốt chất thải rắn sinh hoạt vận hành hiệu quả, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện phân loại rác thải tại nguồn.

Xây dựng mô hình “Dân vận khéo” của các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã trở thành phong trào rộng khắp, có sức lan tỏa mạnh mẽ; góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, phong trào hành động cách mạng ở cơ sở.

Nam Sách là địa phương đi đầu, điển hình của Hải Dương trong thực hiện Đề án “Xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, đặc biệt là hoạt động phân loại rác thải tại nguồn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục