Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đáp ứng yêu cầu thực tiễn

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/9/2023 | 11:39:13 AM

QLMT - Trong giai đoạn 2016 - 2020, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được rà soát, sửa đổi và ban hành đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn.



Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo Điều 97 Luật Bảo vệ môi trường 2020:

- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng môi trường xung quanh bao gồm:

+ Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng đất, trầm tích;

+ Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng nước mặt, nước dưới đất và nước biển;

+ Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng không khí;

+ Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ánh sáng, bức xạ;

+ Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường về tiếng ồn, độ rung.

- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải bao gồm:

+ Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải;

+ Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khí thải của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khí thải của phương tiện giao thông vận tải.

- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường về quản lý chất thải bao gồm:

+ Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải nguy hại;

+ Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường về bãi chôn lấp chất thải rắn;

+ Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường về công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ;

+ Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường về lò đốt chất thải;

+ Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường về đồng xử lý chất thải;

+ Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường khác về thiết bị xử lý, tái chế chất thải.

- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường về quản lý phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường về giới hạn các chất ô nhiễm khó phân hủy trong nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị.

- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường khác theo yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia, giai đoạn 2016 -2020 cho biết, tính đến hết năm 2015, Bộ TN và MT đã xây dựng và ban hành 37 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Trong giai đoạn 2016 - 2020, đã có 11 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được ban hành/sửa đổi.

Bên cạnh việc triển khai xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các Bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai xây dựng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường theo hướng hội nhập, đáp ứng yêu cầu BVMT trong tình hình mới. 

- Bộ TN và MT đã rà soát, đề xuất kế hoạch sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và tiệm cận với các quy chuẩn quốc tế về môi trường. 

- Bộ NN và PTNT đã ban hành 2 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón. 

- Bộ Giao thông vận tải đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm của tàu. 

- Bộ Xây dựng đã nghiên cứu, xây dựng 6 tiêu chuẩn quốc gia. Các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới, bảo đảm áp dụng phù hợp với điều kiện Việt Nam, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về BVMT hiện nay. 

- Bộ Giao thông vận tải đã triển khai áp dụng tiêu chuẩn khí thải tương đương Euro 3 đối với xe mô tô hai bánh và tiêu chuẩn khí thải tương đương mức Euro 4 đối với xe ô tô từ ngày 2/2/2017; nâng cao mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông và xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu từ ngày 15/5/2019 theo Quyết định số 16/2019/QĐ-TTg ngày 28/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

- Từ năm 2014, Bộ TN và MT đã ban hành 5 quy chuẩn kỹ thuật địa phương áp dụng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội theo quy định của Luật Thủ đô (tại Thông tư số 51/2014/TT-BTNMT ngày 5/9/2014 của Bộ trưởng Bộ TN và MT). Cho đến nay, rất ít địa phương đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật về môi trường của địa phương.

TÙNG LÂM

Tags tiêu chuẩn quy chuẩn văn bản

Các tin khác

Hợp tác chặt chẽ với các nước trong lưu vực sông Mê Kông, cơ cấu mùa vụ, trữ nước, chuyển nước từ nơi khác về, thay đổi quy trình hoạt động của thủy điện,...là ý kiến của các nhà khoa học đưa ra nhằm giải quyết căn cơ, bền vững tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Xâm nhập mặn ở ĐBSCL vào mùa khô đã trở thành đặc tính của vùng, năm nào cũng xảy ra. Để gỡ khó cho người dân vùng hạn mặn, các tỉnh, thành phố trong vùng đã thực hiện một số biện pháp như cơ cấu lại giống cây trồng, thay đổi thời gian sản xuất, ngăn mặn, trữ ngọt,… Tuy chỉ là giải pháp tình thế song bước đầu có tín hiệu tích cực.

Được xác định là vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm của quốc gia, ĐBSCL được ưu tiên đầu tư, xây dựng các hệ thống thủy lợi phục vụ phát triển sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, những tác động từ thượng nguồn, từ biển và sự phát triển nội tại ở ĐBSCL là những thách thức lớn, đòi hỏi một chiến lược và giải pháp đồng bộ nhằm phòng tránh tác hại của các loại hình thiên tai.

Được bồi tích từ vịnh biển nông và phù sa sông, Đồng bằng sông Cửu Long giống như vựa lúa và cây trái của cả nước, song những năm gần đây, vùng đất này luôn chịu cảnh hạn mặn khốc liệt về mùa khô trong khi mùa lũ cũng vơi dần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục