Chiến lược nhựa trong nền kinh tế tuần hoàn của châu Âu

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/7/2023 | 8:44:28 AM

QLMT - Chiến lược Nhựa được EU thông qua ngày 16/1/2018 là một phần quan trọng trong Gói Kinh tế tuần hoàn. Chiến lược bao gồm một loạt các biện pháp lập pháp và phi lập pháp, một số biện pháp mới và một số biện pháp đang được xây dựng hoặc đang trong quá trình xem xét/sửa đổi.

Gói Kinh tế tuần hoàn được Ủy ban châu Âu thông qua vào năm 2015, nhằm mục đích kích thích Châu Âu chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, trong đó các nguồn lực được sử dụng theo cách bền vững hơn. Các hành động được đề xuất trong đó giúp khép kín chu trình vòng đời sản phẩm, từ sản xuất và tiêu thụ đến quản lý rác thải và thị trường cho nguyên liệu thô thứ cấp, trong đó nhựa là 1 trong số 5 mục tiêu ưu tiên (cùng với chất thải thực phẩm, nguyên liệu thô quan trọng, xây dựng và phá vỡ và sinh khối và sản phẩm sinh học).

Chiến lược Nhựa được EU thông qua ngày 16/1/2018 là một phần quan trọng trong Gói Kinh tế tuần hoàn
Ảnh minh hoạ. ITN

Chiến lược Nhựa được EU thông qua ngày 16/1/2018 là một phần quan trọng trong Gói Kinh tế tuần hoàn. Chiến lược bao gồm một loạt các biện pháp lập pháp và phi lập pháp, một số biện pháp mới và một số biện pháp đang được xây dựng hoặc đang trong quá trình xem xét/sửa đổi. Các biện pháp được chia thành bốn nhóm: (1) Nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng của hoạt động tái chế nhựa; (2) Hạn chế thải nhựa và xả rác; (3) Thúc đẩy đầu tư và đổi mới theo hướng các giải pháp kinh tế tuần hoàn; và (4) Huy động hành động toàn cầu. Trong nhóm "hạn chế rác thải”, chiến lược đưa ra một cách tiếp cận rộng để giảm phát sinh vi nhựa. Ngoài các biện pháp được liệt kê trực tiếp nhắm vào vi nhựa, các biện pháp giảm lượng rác thải là các mảnh nhựa, từ đó tạo ra vi nhựa, cũng là một phần của nhóm giải pháp này.

Cơ sở cho các biện pháp trên được dựa trên hai nghiên cứu. Nghiên cứu đầu tiên nhằm mục đích làm rõ các nguồn, con đường và các lựa chọn để giảm vi nhựa phát sinh từ các sản phẩm, chẳng hạn như vải sợi, lốp xe ô tô và sân thể thao bằng cỏ tổng hợp trong  suốt vòng đời của chúng, hoặc bởi các quá trình khác, chẳng hạn như thất thoát hạt nhựa trong quá trình sản xuất và vận chuyển. Nghiên cứu thứ hai tập trung vào các ngành công nghiệp bổ sung vi nhựa có chủ đích vào sản phẩm (mỹ phẩm, chất làm sạch, sơn, v.v..), nhằm thực hiện đánh giá rủi ro đối với môi trường và sức khỏe con người, cũng như thu thập thông tin để phân tích tác động kinh tế xã hội của những hành động quản lý rủi ro liên quan đến việc sử dụng bị hạn chế.

Các biện pháp thực thi Chiến lược nhựa của EU được thống kê cụ thể dưới đây:

Nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng của hoạt động tái chế nhựa

Các hành động để cải thiện thiết kế sản phẩm:

• Sửa đổi Chỉ thị về bao bì và chất thải bao bì: đưa các quy tắc hài hòa mới để đảm bảo rằng vào năm 2030 tất cả các bao bì nhựa được đưa vào thị trường EU có thể được tái sử dụng hoặc tái chế theo cách hiệu quả về chi phí.

• Cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc của hóa chất và giải quyết vấn đề các chất di sản trong các dòng tái chế.

• Các biện pháp thiết kế sinh thái mới: xem xét các yêu cầu để hỗ trợ khả năng tái chế nhựa.

Các hành động nâng cao hàm lượng nhựa được tái chế:

• Khởi động một chiến dịch cam kết trên toàn EU nhắm mục tiêu đến ngành công nghiệp và các cơ quan công quyền.

• Đánh giá các khuyến khích pháp lý hoặc kinh tế để nâng cao hàm lượng nhựa được tái chế, bao gồm: sửa đổi Chỉ thị về Bao bì và chất thải bao bì; đánh giá/xem xét.

• Quy định Sản phẩm xây dựng; và đánh giá/xem xét Chỉ thị về Xe hết niên hạn sử dụng;

• Liên quan đến vật liệu tiếp xúc với thực phẩm: hoàn thành nhanh chóng các thủ tục cấp phép đang chờ xử lý cho các quy trình tái chế nhựa, mô tả tốt hơn bản chất của các chất gây ô nhiễm và sử dụng hệ thống giám sát.

• Phát triển các tiêu chuẩn chất lượng cho chất thải nhựa đã phân loại và nhựa tái chế;

• Mua sắm công xanh và nhãn điện tử: khuyến khích hơn nữa việc sử dụng nhựa tái chế bằng cách phát triển các công cụ xác minh đầy đủ.

Các hành động để cải thiện việc thu gom riêng rác thải nhựa:

• Ban hành hướng dẫn mới về thu gom và phân loại rác thải.

• Đảm bảo thực hiện tốt hơn các nghĩa vụ hiện có về thu gom riêng, bao gồm cả việc liên tục rà soát Luật Chất thải.

Hạn chế rác thải nhựa và xả rác

Các hành động để giảm lượng nhựa sử dụng một lần: Nghiên cứu phân tích, bao gồm cả việc tham vấn cộng đồng, để xác định phạm vi của một sáng kiến lập pháp về nhựa sử dụng 1 lần.

Các hành động để giải quyết các nguồn rác phát sinh trên biển:

• Thông qua một đề xuất lập pháp về các cơ sở tiếp nhận xử lý rác thải từ tàu tại cảng biển.

• Phát triển các biện pháp để giảm thất thoát hoặc làm rơi ngư cụ trên biển, ví dụ bao gồm các mục tiêu tái chế, chương trình mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR), quỹ tái chế hoặc chương trình đặt cọc - hoàn trả).

• Phát triển các biện pháp để hạn chế thất thoát nhựa trong nuôi trồng thủy sả.

Các hành động hiệu quả hơn để giám sát và hạn chế rác biển:

• Cải thiện việc giám sát và lập bản đồ rác biển, bao gồm cả vi nhựa, trên cơ sở các phương pháp hài hòa của EU;

• Hỗ trợ các quốc gia thành viên thực hiện chương trình triển khai các biện pháp để hạn chế thải bỏ rác trên biển theo Chỉ thị khung Chiến lược biển, bao gồm cả kết hợp với các kế hoạch quản lý rác thải trong khuôn khổ Chỉ thị khung về Chất thải.

Các hành động đối với nhựa có thể ủ phân và phân hủy sinh học:

• Nghiên cứu để phát triển các quy tắc hài hòa về xác định và dán nhãn nhựa có thể ủ phân và phân hủy sinh học.

• Tiến hành đánh giá vòng đời để xác định những điều kiện sử dụng chúng có lợi và các tiêu chí cho việc sử dụng như vậy;

• Hạn chế sử dụng nhựa quang hóa thông qua Đăng ký, Đánh giá, Cấp phép và Hạn chế Hóa chất (REACH).

Các hành động để hạn chế ô nhiễm vi nhựa:

• Hạn chế việc bổ sung vi nhựa vào các sản phẩm thông qua REACH;

• Kiểm tra các lựa chọn chính sách để giảm thiểu việc phát sinh vi nhựa không chủ ý từ lốp xe, hàng dệt và sơn (ví dụ bao gồm các yêu cầu tối thiểu đối với thiết kế lốp xe như độ mài mòn, độ bền của lốp xe) và/hoặc qquy định về thông tin sản phẩm (bao gồm cả ghi nhãn nếu thích hợp), các phương pháp đánh giá phát sinh vi nhựa từ vải sợi và lốp xe, kết hợp với thông tin (bao gồm cả việc dán nhãn có thể)/yêu cầu tối thiểu, tài trợ NC&PT có mục tiêu).

• Phát triển các biện pháp để giảm rơi vãi hạt nhựa (ví dụ: chương trình chứng nhận dọc theo chuỗi cung ứng nhựa và/hoặc tài liệu tham khảo về Kỹ thuật hiện hành tốt nhất);

• Đánh giá Chỉ thị Xử lý nước thải đô thị: đánh giá hiệu quả liên quan đến việc thu giữ và loại bỏ vi nhựa.

Thúc đẩy đầu tư và đổi mới theo hướng các giải pháp tuần hoàn

Các hành động để thúc đẩy đầu tư và đổi mới trong chuỗi giá trị:

• Điều chỉnh phí trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất.

• Các khuyến nghị Hỗ trợ tài chính cho kinh tế tuần hoàn.

• Kiểm tra tính khả thi của một quỹ đầu tư tư nhân tài trợ cho các khoản đầu tư vào những giải pháp sáng tạo và công nghệ mới nhằm giảm thiểu tác động môi trường của sản xuất nhựa nguyên sinh;

• Hỗ trợ tài chính trực tiếp cho cơ sở hạ tầng và đổi mới thông qua Quỹ đầu tư chiến lược châu Âu và các công cụ tài trợ khác của EU.

• Tiếp tục thực hiện nghiên cứu về các tác động trong vòng đời của những nguyên liệu thay thế cho sản xuất nhựa.

• Xây dựng Chương trình đổi mới nghiên cứu chiến lược về nhựa làm căn cứ cho các quyết định tài trợ trong tương lai.

Huy động hành động toàn cầu

• Tập trung vào các khu vực chính như Đông Á và Đông Nam Á để hỗ trợ tiêu thụ và sản xuất bền vững,...

• Hỗ trợ các sáng kiến đa phương về nhựa.

• Hợp tác song phương với các nước ngoài EU.

• Các hành động liên quan đến thương mại quốc tế, như: hỗ trợ phát triển các tiêu chuẩn công nghiệp quốc tế về phân loại và tái chế chất thải nhựa, phát triển chương trình chứng nhận cho các nhà máy tái chế,...

NGUYỄN LÊ

Tags chiến lược nhựa kinh tế tuần hoàn châu Âu

Các tin khác

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra cực đoan hơn trên phạm vi toàn cầu. Những hiện tượng thời tiết bất thường như mưa, bão, lũ lụt, nắng nóng… xuất hiện với tần suất cao thời gian gần đây cho thấy, BĐKH ngày càng diễn biến phức tạp.

Tại Việt Nam, mạng lưới quan trắc môi trường đã được hình thành từ những năm 90 của thế kỷ trước sau khi Luật BVMT đầu tiên ra đời năm 1993. Ngày 7/3/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 224/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là Quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành, tiếp nối các quy định trước đây tại Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 90/QĐ-TTg để tiếp tục hoàn thiện mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia.

Nhận định về tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều chuyên gia cho rằng, vùng có nguy cơ mất an ninh nguồn nước rất lớn. Ngoài việc thiếu nước thì chất lượng nguồn nước ngày càng suy giảm.

Theo Báo cáo tài nguyên nước quốc gia, tổng lượng nước trên phạm vi toàn quốc trung bình nhiều năm khoảng 935,9 tỷ m3/năm, trong đó, nguồn nước mặt khoảng 844,4 tỷ m3/năm; nguồn nước dưới đất khoảng 91,5 tỷ m3/năm. Do đó, nước ta chưa phải là quốc gia thiếu nước nghiêm trọng. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tài nguyên nước Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. Ngay trong đợt hạn mặn hiện nay, nhiều địa phương đối mặt nguy cơ thiếu nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự