Nhận định ảnh hưởng của El Nino tại Việt Nam từ nay đến 2024

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/6/2023 | 9:02:29 AM

QLMT - Tong một bài viết vừa được chia sẻ trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các nhà nghiên cứu đến từ Hội Khí tượng Thủy văn Việt Nam đã nhận định những ảnh hưởng của El Nino tại Việt Nam từ nay đến 2024.

Dự báo El Nino sẽ gia tăng dần về cường độ vào các tháng mùa đông năm 2023-2024
Dự báo El Nino sẽ gia tăng dần về cường độ vào các tháng mùa đông năm 2023-2024 . Ảnh minh hoạ: ITN

Các nhà nghiên cứu cho biết: Căn cứ trên bộ số liệu quan trắc nhiệt độ nước biển dọc theo vùng xích đạo ở phía đông và vùng trung tâm Thái Bình Dương, hiện tượng El Nino đã chính thức xuất hiện. Thông tin này cũng được NOAA xác nhận ngày 8/6/2023 khi nhiệt độ nước biển đo được đã cao hơn so với giá trị trung bình là 0,5 độ C (ngưỡng để xác lập trạng thái El Nino). Dự báo El Nino sẽ gia tăng dần về cường độ vào các tháng mùa đông năm 2023-2024.

Dựa trên các thống kê khí hậu, các nhà nghiên cứu nhận định một số tác động trong thời gian tới đối với Việt Nam. Cụ thể:

- Bão và áp thấp nhiệt đới có thể xuất hiện không nhiều, tập trung vào giữa mùa, nhưng diễn biến phức tạp, trái quy luật. 

- Các đợt gió mùa đông bắc ít hơn bình thường, mùa đông kết thúc sớm, nhiệt độ trung bình các tháng có thể cao hơn trung bình, nắng nóng có khả năng gay gắt và có nhiều ngày nắng nóng hơn so với năm 2022. 

- Lượng mưa có thể ít hơn so với trung bình từ 25-50% đặc biệt là ở khu vực miền Bắc, tuy nhiên có thể xuất hiện mưa lớn cực đoan.

Từ những nhận định trên, các nhà nghiên cứu khuyến nghị: Việt Nam cần đề phòng điều kiện ít mưa dẫn đến tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt trong những tháng đầu năm 2024 trên phạm vi toàn quốc. Những đợt hạn hán gay gắt, xâm nhập mặn vào năm 2015-2016 và 2019-2020 ở nhiều nơi trên cả nước do ảnh hưởng của El Nino nhắc Việt Nam chủ động có giải pháp giảm nhẹ tác động của El Nino.

Một điểm đáng lưu ý và đang nhận được sự quan tâm của toàn cầu đó là tác động kép của El Nino và biến đổi khí hậu có thể làm gia tăng tình trạng nóng lên toàn cầu. Chúng ta vừa trải qua 8 năm nóng nhất được ghi nhận theo số liệu lịch sử. Sự phát triển của El Nino năm 2023 cùng với sự nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu rất có thể dẫn đến một đợt nóng toàn cầu mới và có khả năng phá vỡ kỷ lục về nhiệt độ xác lập năm 2016. Những nỗ lực thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của những tác động này.

Các nhận định trên được công bố trong bài viết với tiêu đề "El Nino, La Nina và ảnh hưởng của chúng đến thời tiết, khí hậu Việt Nam của các tác giả Trần Thục, Nguyễn Thị Hiền Thuận, Mai Văn Khiêm - Hội Khí tượng Thủy văn Việt Nam.
---------------
El Nino được dùng để chỉ hiện tượng nóng lên dị thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và đông Thái Bình Dương, kéo dài 8-12 tháng (hoặc lâu hơn), thường xuất hiện 3-4 năm/lần, song cũng có khi dày hơn hoặc thưa hơn. Thông báo chính thức về El Nino thường được đưa ra bởi nhiều cơ quan khí hậu quốc gia và quốc tế như NOAA và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO).

Chuỗi số liệu thống kê của các cơ quan khí tượng đã ghi nhận những đợt El Nino siêu mạnh (nhiệt độ nước biển vượt ngưỡng trung bình nhiều năm trên 2 độ C) là vào các đợt 1982-1983, 1997-1998, 2015-2016, trong đó El Nino 2015-2016 là mạnh nhất.

BẢO NGỌC

Tags El Nino ảnh hưởng của El Nino biến đổi khí hậu hạn hán xâm nhập mặn

Các tin khác

Nông dân tại “thủ phủ” chanh 11.000ha ở Long An mùa này như “ngồi trên đống lửa” khi hơn 600ha vườn chết khô, hàng ngàn hécta còn lại cũng đang trong tình trạng “hấp hối”.

Mùa hạn, mặn năm nay đến muộn hơn mọi năm, kết hợp nắng gắt kéo dài khiến kênh, rạch cạn nước, ruộng đồng nứt nẻ, đường sá sụt lún, nhà dân đổ sập, cây trồng chết héo,...

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra cực đoan hơn trên phạm vi toàn cầu. Những hiện tượng thời tiết bất thường như mưa, bão, lũ lụt, nắng nóng… xuất hiện với tần suất cao thời gian gần đây cho thấy, BĐKH ngày càng diễn biến phức tạp.

Tại Việt Nam, mạng lưới quan trắc môi trường đã được hình thành từ những năm 90 của thế kỷ trước sau khi Luật BVMT đầu tiên ra đời năm 1993. Ngày 7/3/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 224/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là Quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành, tiếp nối các quy định trước đây tại Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 90/QĐ-TTg để tiếp tục hoàn thiện mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự