Quan trắc nước: 8/36 điểm sử dụng tốt cho cấp nước sinh hoạt

  • Cập nhật: Thứ ba, 27/6/2023 | 11:49:54 AM

QLMT - Kết quả quan trắc môi trường nước mặt năm 2022, trong 8 đợt trên lưu vực sông Hương (6 điểm quan trắc) và lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn (30 điểm quan trắc) cho thấy 8/36 điểm quan trắc có chất lượng nước sử dụng tốt cho mục đích sinh hoạt.

Năm 2022, Trung tâm Quan trắc môi trường miền Trung và Tây Nguyên (thuộc Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường) được giao thực hiện Chương trình quan trắc môi trường nước mặt tại 36 điểm trên 2 lưu vực sông (LVS): Hương, Vu Gia - Thu Bồn thuộc 4 tỉnh, thành phố: Kon Tum, Quảng Nam, TP. Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế. 

05/06 điểm quan trắc nước trên LVS Hương có chất lượng nước có thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp
05/06 điểm quan trắc nước trên LVS Hương có chất lượng nước có thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp. Ảnh: ITN

Trên Tạp chí môi trường, nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Quan trắc môi trường miền Trung và Tây Nguyên (Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường) đã công bố Kết quả quan trắc môi trường nước mặt qua 8 đợt trên LVS Hương (6 điểm) và LVS Vu Gia - Thu Bồn (30 điểm).

Kết quả quan trắc cho thấy, chỉ số chất lượng nước (VN_WQI) trung bình năm 2022 tại 38 điểm quan trắc dao động từ 81 - 93, trong đó: 8/36 điểm quan trắc có chất lượng nước sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt (chiếm tỷ lệ 22,2%) và 28/36 điểm quan trắc có chất lượng nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp (chiếm tỷ lệ 77,8%). Cụ thể:

LVS Hương: Chỉ số VN_WQI trung bình nằm trong khoảng 84 - 92, trong đó: có 1/6 điểm quan trắc có chất lượng nước sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt (chiếm tỷ lệ 16,7%) và 05/06 điểm quan trắc nước có chất lượng nước có thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp (chiếm tỷ lệ 83,3%).

LVS Vu Gia - Thu Bồn: Chỉ số VN_WQI trung bình nằm trong khoảng 81 - 93, trong đó: có 23/30 điểm quan trắc có chất lượng nước có thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp (chiếm tỷ lệ 76,7%) và 7/30 điểm quan trắc có chất lượng nước sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt (chiếm tỷ lệ 23,3%).

Từ kết quả quan trắc môi trường thuộc Chương trình quan trắc môi trường nước quốc gia năm 2022, nhóm nghiên cứu kết luận:

- Chất lượng nước mặt trên LVS Hương và LVS Vu Gia - Thu Bồn còn khá tốt, đa số các điểm quan trắc có chất lượng nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp.

- Tuy nhiên, tại một số điểm quan trắc: Khu vực chợ Đông Ba - Thừa Thiên - Huế (hạ lưu LVS Hương), đoạn từ cầu Tuyên Sơn đến cầu Thuận Phước - TP. Đà Nẵng (hạ lưu sông Vu Gia) chất lượng nước sông suy giảm nhẹ do ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt chưa được xử lý đạt chuẩn thải ra. Các thông số ô nhiễm tập trung chủ yếu là: TSS; nhóm hữu cơ (COD, BOD5); nhóm dinh dưỡng (N-NH4+, N-NO2-); Cl- và Fe.

HẢI THANH

Tags quan trắc cấp nước sinh hoạt chất lượng nước sông Vu Gia - Thu Bồn lưu vực sông sông Hương

Các tin khác

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra cực đoan hơn trên phạm vi toàn cầu. Những hiện tượng thời tiết bất thường như mưa, bão, lũ lụt, nắng nóng… xuất hiện với tần suất cao thời gian gần đây cho thấy, BĐKH ngày càng diễn biến phức tạp.

Tại Việt Nam, mạng lưới quan trắc môi trường đã được hình thành từ những năm 90 của thế kỷ trước sau khi Luật BVMT đầu tiên ra đời năm 1993. Ngày 7/3/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 224/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là Quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành, tiếp nối các quy định trước đây tại Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 90/QĐ-TTg để tiếp tục hoàn thiện mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia.

Nhận định về tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều chuyên gia cho rằng, vùng có nguy cơ mất an ninh nguồn nước rất lớn. Ngoài việc thiếu nước thì chất lượng nguồn nước ngày càng suy giảm.

Theo Báo cáo tài nguyên nước quốc gia, tổng lượng nước trên phạm vi toàn quốc trung bình nhiều năm khoảng 935,9 tỷ m3/năm, trong đó, nguồn nước mặt khoảng 844,4 tỷ m3/năm; nguồn nước dưới đất khoảng 91,5 tỷ m3/năm. Do đó, nước ta chưa phải là quốc gia thiếu nước nghiêm trọng. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tài nguyên nước Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. Ngay trong đợt hạn mặn hiện nay, nhiều địa phương đối mặt nguy cơ thiếu nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự