QLMT - Chiều 30/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì phiên họp toàn thể lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo quốc gia về tăng trưởng xanh
Theo Phó Thủ tướng, chiến lược tăng trưởng xanh đã tiếp cận bài bản trong phát triển bền vững với nguyên lý phát triển đồng thời, để giải "bài toán” giữa kinh tế, môi trường và công bằng xã hội. Ban Chỉ đạo cần giải quyết các "bài toán” liên ngành, liên vùng trong tăng trưởng xanh, nhằm đạt được đồng thời các mục tiêu của từng ngành, từng vùng, của quốc gia và toàn cầu.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu cập nhật số liệu, chỉ tiêu, mục tiêu về tăng trưởng xanh, kể từ COP26 đến nay như thỏa thuận chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP), các cách tiếp cận trong thực hiện cam kết giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0… Ban Chỉ đạo cần tổng kết kinh nghiệm các nước trên thế giới trong thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, từ đó rút ra những bài học, đề xuất nhằm hiện thực hóa các mục tiêu đặt ra đối với Việt Nam.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì phiên họp. Ảnh: Tư liệu
Về một số lĩnh vực ưu tiên để thúc đẩy tăng trưởng xanh trong thời gian tới, Phó Thủ tướng cho rằng cần xác định một số dự án thí điểm mang tính liên ngành như pháp luật, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, chuyển đổi số để giải quyết các "bài toán” về công nghệ, làm cơ sở cho các lĩnh vực mũi nhọn về năng lượng tái tạo, chuyển đổi xanh, một số lĩnh vực phát thải khí nhà kính lớn như nông nghiệp, giao thông, năng lượng hóa thạch… trong tương lai.
Bình Minh (T/h)
Tags
Phiên họp toàn thể
Ban Chỉ đạo quốc gia
Tăng trưởng xanh
Theo lộ trình thực hiện Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, từ năm 2024, Việt Nam sẽ bắt đầu lộ trình quản lý, loại trừ các chất HFC (môi chất lạnh có tiềm năng gây nóng lên toàn cầu cao), tiến tới giảm 80% lượng tiêu thụ từ năm 2045.
Tình hình thiếu nước và hạn hán kéo dài trên cả hai vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và ảnh hưởng lớn đến sinh kế của người dân.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được rà soát, sửa đổi và ban hành đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn.
Hơn 70% dân số Việt Nam có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các thiên tai liên quan đến nước. Việt Nam là một trong các quốc gia hứng chịu thiên tai nhiều nhất trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương với xu hướng gia tăng luân phiên của lũ lụt và hạn hán.