Kết quả công tác quản lý tài nguyên nước tháng 11 năm 2022

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/12/2022 | 4:07:01 PM

QLMT - Theo báo cáo của Cục Quản lý tài nguyên nước, trong tháng 11 năm 2022, Cục đã tiếp nhận và thẩm định tiếp nhận và thẩm định 11 hồ sơ cấp phép trong lĩnh vực tài nguyên nước

Trong đó, có 04 hồ sơ để nghị cấp quyền khai thác tài nguyên nước, trả kết quả 10 thủ tục đảm đúng thời gian, quy trình theo quy định. Thực hiện bảo đảm 100% thủ tục hành chính xử lý trên môi trường mạng.

Về thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Chương trình công tác, trong tháng 11, Cục đã xây dựng và hoàn thiện dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Hiện nay, Cục đang tiếp thu, giải trình và hoàn thiện dự thảo theo ý kiến các bộ, ngành, địa phương và tổ chức, cá nhân.
Cục đã hoàn thiện hồ sơ trình Bộ để trình Chính phủ đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước. Hiện nay, Cục đang tiếp thu, giải trình theo ý kiến thành viên Chính phủ.



Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Cùng với đó, Cục đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện quy hoạch tài nguyên nước quốc gia và quy hoạch tổng hợp các lưu vực sông Bằng Giang-Kỳ Cùng, Sê San, SrêPôk; Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thẩm định các quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng-Thái Bình và Đồng bằng sông Cửu Long: Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 116/QĐ-BTNMT ngày 17/01/2022 về Kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Các quy hoạch còn lại cũng đang tích cực triển khai.

Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Đã hoàn thành dự thảo Quy hoạch. Thủ tướng Chính phủ đã thành lập hội đồng thẩm định quy hoạch theo Quyết định số 2040/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2021. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch trình Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1017/BTNMT-TCMT ngày 02/3/2022. Đã họp Hội đồng thẩm định cấp Quốc gia và được thông qua ngày 16/9/2022, hiện nay Cục đang hoàn thiện hồ sơ trình Bộ để trình Chính phủ phê duyệt.

Quy hoạch Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long và sông Hồng - Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Đã xây dựng và đang hoàn thiện hồ sơ trình Bộ để Văn phòng Chính phủ thẩm định.

Triển khai thực hiện Đề án "Tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia giai đoạn đến năm 2025”; hoàn thiện sản phẩm Đề án "Điều tra, đánh giá việc khai thác, sử dụng nước dưới đất tác động đến sụt lún bề mặt đất khu vực thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh”.

Thực hiện giám sát việc vận hành các hồ chứa theo quy trình vận hành liên hồ, đến nay 100% đã được kết nối, cung cấp thông tin, dữ liệu hàng ngày; thực hiện phân bổ nguồn nước hợp lý cho các mục đích sử dụng nước. Chỉ đạo xây dựng và thường xuyên cập nhật thông tin mới vào Hệ thống phần mềm khai thác, sử dụng Bộ dữ liệu thủy văn và lưu vực sông trong công tác quản lý tài nguyên nước.

Tăng cường thực hiện công tác quản lý, thẩm định và hậu kiểm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước tài nguyên nước và hành nghề khoan nước dưới đất. Chỉ đạo thường xuyên cập nhật, theo dõi kết quả cấp phép lên Hệ thống giám sát tài nguyên nước của Cục. Đẩy mạnh tăng cường hệ thống giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng TNN, giám sát việc vận hành của hệ thống liên hồ chứa, vận hành duy trì dòng chảy tối thiểu của các hồ chứa thủy điện.... bằng công nghệ tự động, trực tuyến.

Tiếp tục tích cực triển khai Nghị định về thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; tập trung triển khai, thực hiện việc cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho các tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất;…

Báo cáo của Cục Quản lý tài nguyên nước cũng cho biết, trong tháng 12/2022, Cục sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như sau: Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật, trọng tâm là tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước theo ý kiến thẩm định của thành viên Chính phủ; tiếp thu, giải trình và hoàn thiện theo ý kiến Văn phòng Chính phủ dự thảo Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long, sông Hồng - Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050,...

Tăng cường triển khai thực hiện Nghị quyết số 210-NQ/ĐU ngày 18/02/2022 của Đảng ủy Cục về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Đảng trong thực hiện công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước và các nhiệm vụ trọng tâm năm 2022.

Chỉ đạo tiếp tục triển khai thực hiện kiện toàn tổ chức, cơ cấu tổ chức của Cục theo Quyết định số 2866/QĐ-BTNMT ngày 27/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục.
Chỉ đạo thực hiện đánh giá tổng kết thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính năm 2022; tăng cường cải cách thủ tục hành chính, cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4. Tiếp tục triển khai Nghị định về thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; tập trung triển khai, thực hiện việc cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho các tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất.

Chỉ đạo tăng cường thực hiện công tác quản lý, thẩm định và hậu kiểm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước tài nguyên nước và hành nghề khoan nước dưới đất. Chỉ đạo thường xuyên cập nhật, theo dõi kết quả cấp phép lên Hệ thống giám sát tài nguyên nước của Cục. Đẩy mạnh tăng cường hệ thống giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng TNN, giám sát việc vận hành của hệ thống liên hồ chứa, vận hành duy trì dòng chảy tối thiểu của các hồ chứa thủy điện.... bằng công nghệ tự động, trực tuyến;….

Bùi Huyền (T/h)

Tags Kết quả Công tác quản lý Tài nguyên nước Tháng 11 năm 2022

Các tin khác

Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.

Việc quản lý chất thải nói chung và tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp thông thường (CTR CNTT) nói riêng trong KCN đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan quản lý, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, hoạt động tái sử dụng loại chất thải này của các doanh nghiệp hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Việc phát triển các nhà máy đốt rác phát điện trong giai đoạn hiện nay là cần thiết, giải pháp mang lại hiệu quả về kinh tế, sản xuất năng lượng bền vững, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường luôn xanh, sạch, đẹp. Bởi vậy, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội. Những mô hình, cách làm xuất phát từ những hành động nhỏ nhất của mỗi người, của cả cộng đồng chung tay hưởng ứng thì môi trường mới trong lành và sạch đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục