Tổng quát chung về các nhà máy xử lý nước thải đang hoạt động

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/10/2022 | 10:10:10 AM

QLMT - Đến tháng 6 năm 2015 nước ta có 778 đô thị với 31 triệu người [Bộ Xây dựng, 2015], hình thành nên một lượng nước thải đô thị ước tính khoảng 6,1 triệu m3/ngày. Thực tế bức xúc về môi trường đã đưa vấn đề thoát nước và xử lý nước thải (XLNT) lên một tầm mới.

Hàng loạt các dự án thoát nước, vệ sinh cho các đô thị bắt đầu được nghiên cứu triển khai, các hệ thống thu gom, chia tách nước thải, một số nhà máy XLNT đô thị đã được xây dựng.

Hầu hết các nhà máy XLNT tập trung của đô thị hiện nay có nguồn nước thải được thu gom từ hệ thống thoát nước chung (Hình 1). Chỉ có 3 nhà máy XLNT là nhà máy XLNT Buôn Ma Thuột , nhà máy XLNT Đà Lạt và nhà máy XLNT Thủ Dầu Một là có nguồn nước thải từ hệ thống thoát nước (HTTN) riêng.

Tổng quát chung về các nhà máy xử lý nước thải đang hoạt động - 1
Hình 1. Hệ thống cống chung với cống bao và giếng tách

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, trong thập niên vừa qua, đầu tư hàng năm vào lĩnh vực vệ sinh môi trường đô thị đạt con số 150 triệu Đô la Mỹ, chiếm , 45% GDP hàng năm. Theo Hội Cấp thoát nước Việt Nam, năm 2015, các số liệu thu thập được cho thấy, đến năm 2015, cả nước có 28 hệ thống thu gom và XLNT đô thị đã được xây dựng và đi vào hoạt động với công suất 670.000 m3/ngày.

Bảng 1. Công nghệ xử lý nước thải và bùn thải tại một số nhà máy XLNT đô thị hiện đang hoạt động




Ghi chú: WB- nguồn vốn Ngân hàng Thế giới; ADB – nguồn vốn ADB; JICA – Nguồn vốn Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản; DANIDA – nguồn vốn tổ chức phátn triển quốc tế Đan Mạch; Kfw- Ngân hàng Tái thiết Đức; DN – nguồn vốn doanh nghiệp đầu tư hạ tầng đô thị.

Theo số liệu của đoàn công tác Ngân hàng Thế giới, năm 2013, trong số 15 nhà máy XLNT tập trung của đô thị được khảo sát thì chỉ có 2 nhà máy tiếp nhận nước thải từ HTTN riêng (nhà máy XLNT Đà Lạt và nhà máy XLNT Buôn Ma Thuột). Trong số 13 nhà máy tiếp nhận nước thải từ HTTN chung thì có 8 nhà máy có công nghệ XLNT bằng bùn hoạt tính (bùn hoạt tính truyền thống, bể phản ứng theo mẻ, mương oxy hóa, bùn hoạt tính theo nguyên tắc kị khí, thiếu khí và hiếu khí), chiếm 85% công suất lưu lượng thiết kế của toàn bộ các nhà máy.

Trong số các nhà máy XLNT nêu trên, nhà máy XLNT Sóc Trăng xây dựng bước 1 là các công trình xử lý bậc 1 gồm các công trình tiền xử lý như chắn rác, lắng cát và lắng sơ cấp, các công trình xử lý bùn: ổn định bùn và làm khô bùn bằng thiết bị cơ khí. Hiện nay nước ta có 28 nhà máy XLNT khác đang trong quá trình thiết kế hoặc đầu tư xây dựng với tổng công suất thiết kế khoảng 769.000 m3/ngày và công suất hoạt động chính thức là 558.630 m3/ngày. Như vậy tỉ lệ thu gom nước thải để xử lý mới chỉ đạt khoảng 12% lượng nước thải sinh hoạt ở các đô thị (tính theo công suất thiết kế) và khoảng 9,5 % (tính theo công suất vận hành thực tế).

Hội Cấp thoát nước Việt Nam năm 2015 đưa ra con số dự kiến đến năm 2020, trên cả nước sẽ tiếp tục có khoảng 60 nhà máy xử lý nước thải tập trung được đầu tư xây dựng hoặc đưa vào sử dụng với tổng công suất nước thải theo thiết kế là 1.435.000 m3/ngày, 4% người dân sử dụng nhà vệ sinh, trong đó % số hộ gia đình sử dụng bể tự hoại làm công trình xử lý tại chỗ, 60% hộ gia đình đấu nối xả nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng.

Phân bố các nhà máy XLNT đô thị hiện nay và năm 2020 tại các vùng miền được thể hiện trên Hình 2.

Tổng quát chung về các nhà máy xử lý nước thải đang hoạt động - 2
Hình 2. Phân bố các nhà máy XLNT đô thị năm 2015 và năm 2020

Việc quan tâm đầu tư nhà máy XLNT cùng với mạng lưới thu gom nước thải tại các đô thị đã góp phần giảm ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm môi trường.

GS.TS Trần Đức Hạ



Tags nhà máy xử lý nước thải xử lý nước thải thoát nước

Các tin khác

Rác thải điện tử khó tái chế, xử lý với chi phí cao nên việc xử lý ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có thể là bài học hữu ích cho cơ quan quản lý môi trường Việt Nam trong xử lý loại chất thải này.

Khai thác, sử dụng những thành tựu, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của ngành kỹ thuật số vào ngành chiếu sáng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng tại các đô thị và tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh về chất lượng, giá của sản phẩm, hàng hóa...

Sử dụng cốt liệu tái chế từ chất thải phá dỡ công trình xây dựng có thể bảo tồn tài nguyên cốt liệu tự nhiên, giảm nhu cầu chôn lấp và góp phần xây dựng môi trường xây dựng bền vững.

Tình trạng ô nhiễm không khí đang là một trong những vấn đề cấp bách của Hà Nội. Trước thực trạng trên, nhiều chuyên gia, nhà quản lý đã cùng nhau “hiến kế” nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí cho Thủ đô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự