Tổng quan phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải đô thị một số nước trên thế giới

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/10/2022 | 10:50:19 AM

QLMT - Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) năm 2020 và nghị định số 08/2022/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (Nghị định 08) có một số điểm mới quy định cách tính chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH).

Theo đó, căn cứ thu phí rác thải dựa theo khối lượng và thể tích được thực hiện chậm nhất là ngày 31-12-2024. Từng địa phương có thể quy định tính phí rác thải ở các thời điểm khác nhau, nhưng chậm nhất là đến ngày 31/12/2024. Một nội dung mới khác được quy định tại Luật BVMT là cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân khi các đối tượng này không thực hiện phân loại rác, không sử dụng bao bì đúng quy định.

Tìm hiểu mô hình thu phí của nước ngoài sẽ là bài học quý cho các địa phương của Việt Nam xây dựng phương án phí thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH.

Nhật Bản

Theo thống kê của các chuyên gia hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH chiếm từ 70 đến 80 % tổng chi phí cho hoạt động chất thải rắn sinh hoạt (gồm thu gom, vận chuyển, và xử lý). Với việc chiếm tỷ lệ lớn như vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trong đó có Nhật Bản về phí thu gom vận chuyển và xử lý rác thải hết sức cần thiết. "Xây dựng hệ thống (PAYT) "Pay - As - You - Throw” (Hệ thống thu phí theo lượng thải).

Nhật Bản đã xây dựng hệ thống PAYT hay còn gọi Hệ thống phân phối túi trả trước, hệ thống phân phối túi đa dạng và khác nhau tùy theo địa phương và phải đảm bảo 3 loại phí: Quản lý- dịch vụ và chi phí sản xuất và được chính quyền địa phương quản lý kiểm soát các mức phí này.

Tỷ lệ áp dụng hệ thống PAYT đối với CTRSH tại Nhật Bản thể hiện ở biểu đồ dưới đây:

Tổng quan phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải đô thị một số nước trên thế giới - 1

Tác dụng khi áp dụng PAYT đối với giảm thiểu chất thải:

Tổng quan phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải đô thị một số nước trên thế giới - 2
Bảng giá các loại túi đựng CTRSH:
Tổng quan phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải đô thị một số nước trên thế giới - 2

Các yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng hệ thống PAYT:


Tổng quan phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải đô thị một số nước trên thế giới - 4

Hệ thống phân phối túi trả trước đa dạng và khác nhau tùy theo địa phương:

Tổng quan phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải đô thị một số nước trên thế giới - 3

Túi được sản xuất nửa trong nửa đục để có thể quan sát thấy loại rác gì được chứa bên trong. Người công nhân thu gom có thể kiểm tra một cách dễ dàng người dân có phân loại đúng hay không. Nếu phân loại không đúng, công nhân sẽ không thu túi rác đó và dán một nhãn nhắc nhở lên túi. Việc thu gom được tiến hành tận cửa nhà các hộ gia đình. Hệ thống thu gom tại cửa nhà gắn liền với trách nhiệm của từng hộ gia đình trong việc đổ rác; tạo động lực cho người dân trong việc thực hiện nghiêm túc hệ thống phân loại rác tại nguồn.

Xây dựng hệ thống phân phối túi phân loại Rác đốt được và Rác chôn lấp kèm theo thu giá dịch vụ QLCTR:

Tổng quan phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải đô thị một số nước trên thế giới - 5

Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, mối quan tâm của công chúng đối với các vấn đề môi trường do CTRSH tạo ra đã tăng lên kể từ đầu những năm 1990, và hiện tượng này làm tăng áp lực lên chính phủ Hàn Quốc trong việc phát triển các chính sách quản lý chất thải như hệ thống thu phí chất thải dựa trên khối lượng (VWF) để giảm chất thải sinh hoạt và tăng tái chế. Do đó, Bộ Môi trường đã tiến hành thử nghiệm thí điểm VWF vào năm 1994 tại một số thành phố trực thuộc trung ương, và sau thành công của chương trình thí điểm, VWF đã được triển khai trên toàn quốc kể từ ngày 1/1/1995.

Tổng quan phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải đô thị một số nước trên thế giới - 7
Hàn Quốc thực hiện hệ thống thu phí chất thải dựa trên khối lượng  trên toàn quốc từ ngày 1/1/1995

Đến nay, hệ thống thu phí chất thải dựa trên khối lượng (VWF) được áp dụng ở tất cả các khu vực. Mọi người dân và doanh nghiệp nhỏ (bao gồm chợ và cửa hàng mua sắm) thải ít hơn 300 kg chất thải mỗi ngày phải tuân theo hệ thống VWF và chỉ có hai cách để xử lý CTRSH: 

(1) mua túi VWF do địa phương chỉ định chính phủ;
(2) tái chế chất thải bằng cách sử dụng các thùng chứa và thùng chứa được chỉ định. 

Các nguyên tắc cơ bản của VWF như sau: (1) hộ gia đình (hoặc doanh nghiệp nhỏ) được yêu cầu mua túi chất thải nhựa tiêu chuẩn do chính quyền địa phương sản xuất và bán, chất thải phải bỏ vào túi nhựa và để lại nơi thu gom, đồ tái chế như giấy, nhựa và đồ hộp được thu gom miễn phí từ các thùng chứa hoặc thùng đặt gần nơi ở. Giá bán của túi rác ở Seoul, thành phố lớn nhất ở Hàn Quốc, dao động từ 0,05 đô la Mỹ (52 KRW) cho một túi 2 lít đến 1,8 đô la Mỹ (1840 KRW) cho  bao 100 l ( SMG, 2013 ).

Về góc độ kinh tế, theo hệ thống VWF, các hộ gia đình được yêu cầu mua túi đựng chất thải để xử lý CTRSH, họ sẽ có động lực để tái chế càng nhiều càng tốt thay vì vứt rác tái chế như chất thải để giảm chi phí mua túi phế liệu. Trên thực tế, sau khi thực hiện VWF, báo cáo cho thấy rằng các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ đã đồng thuận rằng "vứt rác thải cũng giống như vứt tiền…” và bắt đầu sử dụng các sản phẩm có ít chức năng đóng gói và nạp lại hơn để giảm sản lượng chất thải.

Hàn Quốc cũng dự định triển khai ký hợp đồng cung cấp các dịch vụ chất thải. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng việc ký hợp đồng nhiều hơn dẫn đến chi tiêu nhiều hơn trong ngân sách CTRSH hơn là tiết kiệm chi phí. Các phát hiện cũng chỉ ra rằng tỷ lệ xử lý CTRSH của khu vực tư nhân không có bất kỳ tác động có ý nghĩa nào đối với ngân sách CTRSH tại Hàn Quốc.

Tại các nước như Mỹ, Ôxtrâylia, Inđônexia, Palestine cơ cấu tính chi phí thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có tính tới chi phí trả cho các ảnh hưởng tác động đến môi trường, được biểu diễn dưới dạng các chi phí phi thị trường. Ở Mỹ khoản chi phí phi thị trường này được trả cho những hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi hoạt động thu gom vận chuyển như: ảnh hưởng bởi tiếng ồn, mùi hôi của rác, phương tiện vận chuyển hay sống gần bãi rác… và chi trả cho những thương tích xảy ra do các xe hoạt động trên những tuyến đường đông dân cư, rác bị rơi trong quá trình vận chuyển.

Kiến nghị

Từ kinh nghiệm thu phí chất thải sinh hoạt ở các nước nói trên, chúng tôi đưa ra các kiến nghị:

- Các Bộ ngành có liên quan nghiên cứu ban hành phương pháp, quy trình xác định quản lý chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH để các địa phương xây dựng, điều chỉnh đơn giá nhanh chóng, thuận tiện. Cần có quy định cụ thể về mức thu, tỷ lệ hỗ trợ, bù đắp từ ngân sách địa phương thống nhất trên cả nước với từng loại đô thị. Quy định khoản bù trừ đối với trường hợp thất thu. Ban hành lại đơn giá, đảm bảo tính đúng tính đủ các thành phần cấu thành giá như: Nhân công, ca máy, khấu hao. Sớm ban hành về đề án giá dịch vụ VSMT theo Luật Môi trường năm 2020 và lộ trình thực hiện (đủ 3 quy trình: Thu gom, vận chuyển, xử lý) 3. Khi có các thay đổi, biến động lớn về giá nhiên liệu, vật tư,... Đề nghị có phương án kịp thời điều chỉnh giá tương tự như giá vật liệu trong công tác xây dựng cơ bản.

- Có chế tài đối với những đối tượng không phân loại rác tại nguồn, không nộp tiền dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH.

-  Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan như: UBND các cấp, các cơ quan chức năng liên quan, tổ trưởng dân phố và đối tượng sử dụng dịch vụ.

- Trong cơ cấu giá chi phí dịch vụ cần có tỷ lệ phần trăm thích hợp để bồi dưỡng cho người công nhân trực tiếp thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, đồng thời để các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động, giảm lao động nặng nhọc cho người công nhân.

CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Các tin khác

Rác thải điện tử khó tái chế, xử lý với chi phí cao nên việc xử lý ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có thể là bài học hữu ích cho cơ quan quản lý môi trường Việt Nam trong xử lý loại chất thải này.

Khai thác, sử dụng những thành tựu, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của ngành kỹ thuật số vào ngành chiếu sáng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng tại các đô thị và tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh về chất lượng, giá của sản phẩm, hàng hóa...

Sử dụng cốt liệu tái chế từ chất thải phá dỡ công trình xây dựng có thể bảo tồn tài nguyên cốt liệu tự nhiên, giảm nhu cầu chôn lấp và góp phần xây dựng môi trường xây dựng bền vững.

Tình trạng ô nhiễm không khí đang là một trong những vấn đề cấp bách của Hà Nội. Trước thực trạng trên, nhiều chuyên gia, nhà quản lý đã cùng nhau “hiến kế” nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí cho Thủ đô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự