Tiếng chổi tre đêm giao thừa

  • Cập nhật: Chủ nhật, 11/2/2024 | 4:46:06 AM

Dưới ánh sáng rực rỡ của pháo hoa đêm giao thừa, những công nhân môi trường vẫn lặng lẽ làm việc, cho phố phường năm mới sạch đẹp.


Khi dòng người bắt đầu trở về nhà sum vầy bên gia đình thì công nhân môi trường bắt đầu công việc. Ảnh: H.Q

Sau 10 giờ đêm, hoạt động mua bán ở chợ Tam Kỳ mới dừng hẳn. Những người bán hoa tết cuối cùng cũng đã dọn hàng về nhà. Đó cũng là lúc công nhân Công ty CP Môi trường đô thị Quảng Nam bắt đầu làm việc. Cơn mưa bất chờ kéo qua khiến công việc của họ trở nên vất vả hơn.


Công nhân môi trường phải đón giao thừa ngoài đường, với công việc của mình. Ảnh: H.Q

Một nhóm khoảng 5 công nhân được giao nhiệm vụ quét dọn, thu gom rác ở khu vực cổng chợ Tam Kỳ. Công nhân Trần Thị Nhị chia sẻ, công việc này đã gắn với bà 12 năm nay. Giao thừa, chỉ vội ngước lên ngắm nhìn những ánh sáng pháo hoa rực rỡ đón chào thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, rồi lại lao vào công việc. Công nhân, ai cũng có nỗi niềm riêng, nhưng phải tạm gác lại, vì công việc.

"Năm về sớm nhất thì 6 giờ sáng mùng Một. Nhiều năm rác thải nhiều, thu gom không kịp thì kéo dài đến tận trưa. Mệt, vất vả, mong về nhà, nhưng phải hoàn thành công việc, để phố phường sạch sẽ trong đầu năm mới” - bà Nhị chia sẻ.


Bà Trần Thị Nhị 12 năm nay không đón giao thừa cùng gia đình. Ảnh: H.Q

Còn công nhân Nguyễn Thị Thu Hà cho biết, từ ngày 27 tết, công nhân bắt đầu dọn vệ sinh, thu gom rác cả ngày lẫn đêm. Riêng đêm 30, dọn dẹp ở chợ và khu bán hoa khá vất vả. Song, chỉ cần nhìn đoạn đường được sạch sẽ, người dân du xuân trong không gian thoáng đãng là hạnh phúc rồi.

Nghỉ ngơi chưa đầy một ngày, sáng mùng 2 Tết, công nhân môi trường đã trở lại với công việc. Thầm lặng làm đẹp cho phố.


Công nhân vệ sinh lặng lẽ làm việc giữa màn đêm. Ảnh: H.Q


Dọn dẹp rác thải ngổn ngang ở chợ. Ảnh: H.Q


Thu gom rác theo từng loại. Ảnh: H.Q


Cơn mưa đêm giao thừa khiến công việc của họ thêm vất vả. Ảnh: H.Q


Nhặt từng viên gạch, mảnh chậu vỡ... của người bán hoa tết để lại. Ảnh: H.Q


Họ về ăn tết sớm nhất phải hơn 6 giờ sáng mùng Một. Ảnh: H.Q


Phố phường sạch sẽ trở lại. Ảnh: H.Q


Mỗi người hãy gìn giữ vệ sinh môi trường để công nhân bớt vất vả và về đón Tết sớm hơn. Ảnh: H.Q

Theo Báo Quảng Nam

Tags tiếng chổi tre đêm giao thừa công nhân môi trường

Các tin khác

Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.

Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.

30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.

Ở Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa, chị Lê Thị Mai trú tại phố 2, P.Đông Cương, TP Thanh Hóa được biết đến là nữ công nhân có hoàn cảnh quá khó khăn, một tay chị phải chạy vạy, lo toan cho 2 con nhỏ, trong đó con trai thứ 2 bị bệnh bại não.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục