Độc đáo chiếc kẻng báo cháy tái chế từ bình cứu hỏa

  • Cập nhật: Thứ ba, 13/6/2023 | 8:16:07 AM

Từ khi UBND TP Hà Nội chỉ đạo triển khai Kế hoạch 53 về việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật và xây dựng mô hình phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại cộng đồng, đã một khí thế mới lan tỏa từ các cấp chính quyền đến người dân. Trong quá trình triển khai kế hoạch này nhiều địa phương đã có những cách làm hay, sáng tạo về PCCC, được chính quyền ghi nhận. Tái chế các bình cứu hoả đã qua sử dụng thành những chiếc kẻng báo cháy, phát miễn phí ở các khu dân cư là một điển hình...

Chiếc kẻng trao đi, nỗi niềm lính cứu hỏa gửi gắm

Trong cái nắng nóng oi bức mùa hè, chiếc áo màu xanh lá mạ ướt đẫm mồ hôi của các chiến sỹ Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, CAH Phúc Thọ len lỏi đến từng con ngõ nhỏ của xã Sen Phương để trao tặng từng tổ liên gia an toàn PCCC, từng điểm chữa cháy công cộng những chiếc kẻng tái chế.

Đón nhận những chiếc kẻng báo cháy từ lực lượng chức năng, cụ Kiều Thị Hoa, 90 tuổi, ở thôn 5, xã Sen Phương và bà con rất phấn khởi. "Phòng cháy còn hơn chữa cháy, ta chuẩn bị được như vậy là quá tốt. Người dân chúng tôi vui lắm. Các anh đến bố trí cho chúng tôi kẻng như thế này với các thiết bị ở điểm chữa cháy công cộng thực sự quá tốt. Xóm tôi cảm thấy yên tâm hơn, bởi nếu có cháy xảy ra, gõ kẻng lên là cả thôn xóm chạy ra ngay, lại thêm các thiết bị chữa cháy đây nữa thì lửa nào cũng dập được hết”, cụ Kiều Thị Hoa cảm động nói.

Đông đảo người dân thôn 5, xã Sen Phương, huyện Phúc Thọ vui mừng khi được các chiến sỹ PCCC và CNCH đến tặng kẻng và hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy
Đông đảo người dân thôn 5, xã Sen Phương, huyện Phúc Thọ vui mừng khi được các chiến sỹ PCCC và CNCH đến tặng kẻng và hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy

Những chiếc kẻng báo cháy trên được các cán bộ chiến sỹ Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực số 4, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH đã tận dụng các bình chữa cháy CO2 cũ và qua sử dụng mang về sơn, sửa... Cứ hễ có thời gian rảnh, nghỉ ngơi, các CBCS lại tranh thủ thu lại các bình chữa cháy xách tay đã hết hạn sử dụng để tái chế. Từng chiếc kẻng cứ thế "xuất xưởng" trong niềm vui và tấm lòng chân thành của mỗi chiến sỹ cứu hỏa…

50 kẻng báo cháy làm từ bình chữa cháy CO2 đã được các CBCS tặng cho các tổ liên gia an toàn PCCC, các điểm chữa cháy công cộng và người dân ở các ngõ sâu tại các xã của huyện Phúc Thọ và Mỹ Đức… Những chiếc kẻng trao đi, gửi gắm mong muốn lan toả phong trào toàn dân tham gia PCCC và CNCH cho cộng đồng.

Cán bộ chiến sỹ Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực số 4, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH tận dụng các bình chữa cháy CO2 cũ và đã qua sử dụng mang về sơn, sửa
Cán bộ chiến sỹ Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực số 4, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH tận dụng các bình chữa cháy CO2 cũ và đã qua sử dụng mang về sơn, sửa

Điểm chữa cháy công cộng tại thôn 5 xã Sen Phương, huyện Phúc Thọ là 1 trong các điểm được nhận kẻng. Được các chiến sỹ đến trao tặng, người dân nơi đây, từ người già đến trẻ rất phấn khởi.

Hiệu lệnh trong nhân dân

Địa bàn Sen Phương tương đối rộng, dân cư không tập trung, có nhiều ngõ nhỏ, nhiều ngõ sâu dưới 50m, xe chữa cháy không tiếp cận được. Hiện, trên địa bàn xã đã triển khai 14 điểm chữa cháy công cộng, 5 tổ liên gia an toàn PCCC.

Cầm chiếc kẻng trên tay, ông Bùi Ngọc Thân, tổ trưởng tổ liên gia an toàn PCCC của thôn 5, xã Sen Phương, huyện Phúc Thọ, Hà Nội chia sẻ, nhân dân vùng ngoại thành rất mong mỏi được trang bị những chiếc kẻng như thế này. Không chỉ trang bị tại các tổ liên gia, điểm chữa cháy công cộng, mà trong từng ngõ xóm nhỏ, nếu được trang bị thì khi xảy ra sự cố lại càng ngăn chặn được nhiều thiệt hại hơn. "Khi xảy ra cháy, kẻng như một hiệu lệnh trong nhân dân. Bởi khi đó chỉ cần đánh 1 hồi kẻng báo cháy thì tất cả người dân sẽ đổ dồn về khu vực xảy ra sự cố để xử lý đám cháy. Do vậy tính hiệu quả chữa cháy ngay từ ban đầu sẽ rất cao, chúng ta sẽ làm chủ được đám cháy đó, không để cháy lan và hậu quả nặng nề nữa. Việc được nhận kẻng báo cháy này là một điều mong mỏi nhất đối với nhân dân nông thôn chúng tôi”, ông Bùi Ngọc Thân cho biết.

 Việc được nhận kẻng báo cháy này là một điều mong mỏi của nhân dân
Việc được nhận kẻng báo cháy này là một điều mong mỏi của nhân dân

Đánh giá về công tác PCCC ở địa phương, ông Phùng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Sen Phương, huyện Phúc Thọ nhận định: Trong công tác PCCC, quan trọng nhất là nâng cao được ý thức, nhận thức của người dân trên địa bàn. Khi chuyển biến từ nhận thức đã thì mới đi đến những hành động cụ thể. Trong thời gian qua, Đảng ủy, UBND xã đã triển khai nhiều đợt tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác phòng cháy. Từ các đồng chí lãnh đạo địa phương, các đồng chí ban ngành đoàn thể, mỗi đồng chí đều trang bị bình chữa cháy tại nhà, nêu gương từ mỗi đồng chí đến tuyên truyền vận động nhân dân, tạo nên một khí thế phòng ngừa cháy nổ lan rộng từ chính quyền địa phương đến người dân.

Bên cạnh đó, việc các chiến sỹ PCCC và CNCH đồng hành cùng chính quyền địa phương trong triển khai Kế hoạch 53, UBND xã đánh giá cao. "Phòng Cảnh sát PCCC và CAH quan tâm, về tặng kẻng cho chúng tôi, tôi đánh giá cao về việc làm này. Những cái kẻng này sẽ giúp chúng tôi tập hợp được nhân dân, làm tốt công tác PCCC trong thời gian tới”, Phó Chủ tịch UBND xã Sen Phương chia sẻ.

Việc tái chế bình chữa cháy xách tay thành kẻng báo cháy là cách làm mới, sáng tạo, lần đầu tiên triển khai trên địa bàn
Việc tái chế bình chữa cháy xách tay thành kẻng báo cháy là cách làm mới, sáng tạo, lần đầu tiên triển khai trên địa bàn

Có thể nói, việc tái chế bình chữa cháy xách tay thành kẻng báo cháy là cách làm mới, sáng tạo, lần đầu tiên triển khai trên địa bàn. Nỗ lực của các cán bộ chiến sĩ PCCC và CNCH đã bám sát sự chỉ đạo của UBND TP trong việc thực hiện Kế hoạch số 53, đồng thời góp phần thúc đẩy phong trào toàn dân tham gia PCCC, nhất là trong bối cảnh cháy, nổ có những diễn biến phức tạp như hiện nay.

Theo anninhthudo.vn

Tags bình cứu hỏa kẻng báo cháy tái chế phòng cháy chữa cháy

Các tin khác

Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.

Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.

30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.

Ở Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa, chị Lê Thị Mai trú tại phố 2, P.Đông Cương, TP Thanh Hóa được biết đến là nữ công nhân có hoàn cảnh quá khó khăn, một tay chị phải chạy vạy, lo toan cho 2 con nhỏ, trong đó con trai thứ 2 bị bệnh bại não.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục