Không tùy tiện đặt tên đường phố

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/10/2022 | 2:22:02 PM

QLMT - Đặt tên đường phố là việc luôn phải làm khi xuất hiện những con phố mới, nhất là hiện nay, nhiều thành phố, thị xã ngày càng được mở rộng thêm theo đà phát triển của đất nước, của công cuộc đô thị hóa.

Đặt tên đường phố là việc luôn phải làm khi xuất hiện những con phố mới, nhất là hiện nay, nhiều thành phố, thị xã ngày càng được mở rộng thêm theo đà phát triển của đất nước, của công cuộc đô thị hóa. Nhưng lựa chọn những tên như thế nào để nhân dân chấp nhận chứ không phải là sự áp đặt của một số người, thậm chí là do HĐND địa phương tỉnh, thành phố quyết định.

Xin nói về việc đặt tên đường phố ở thủ đô Hà Nội. Trước hết, dân hoàn toàn chấp nhận những phố mang tên các anh hùng dân tộc trong quá khứ đã được tất thảy mọi người, được lịch sử ghi nhận, tôn vinh, không có gì phải bàn cãi. Ví như Hai bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lê Thái Tổ, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Hoàng Hoa Thám… Những phố nêu rõ đặc điểm buôn bán hoặc sản xuất ra hàng hóa được hình thành từ buổi sơ khai của Hà Nội như nhiều phố có tên đầu là chữ "Hàng”: Hàng Đường, Hàng Chiếu, Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Thiếc, Hàng Mắm, Hàng Rươi, Hàng Lược, Hàng Mã…Những phố chỉ phương hướng của "5 cửa ô” bắt đầu từ tiếngt "Cửa”: Cửa Bắc, Cửa Nam, Cửa Đông, hoặc tiếng "ô”: Ô Cầu Dền, Ô Đống Mác, Ô Chợ Dừa, Ô Quan Trưởng cũng được mọi người chấp nhận. Có những tên không rõ xuất xứ từ đâu, ra sao mà nghe rất gợi cảm, ấn tượng: Cầu Giấy, Huế, Hàm Long, Chợ Đuổi, Thông Phong…

Không tùy tiện đặt tên đường phố - 1
Phố Hàng Chiếu nay vẫn bán đủ các loại chiếu khác nhau được nhập về từ các làng nghề. Ảnh ITN

Một số văn nghệ sỹ, học giả tiếng tăm đã quá cố cũng được đặt tên cho các đường phố: Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Đình Thi, Đỗ Nhuận, Văn Cao, Vũ Ngọc Phan, Hoàng Ngọc Phách, Nguyễn Văn Huyên…

Và việc đặt tên phố còn nhằm vào nhiều đối tượng, tiêu chí khác nữa. Xem ra, có vẻ như đều có "cớ ” cả. Nhưng ngẫm kỹ thấy có những điều chưa hoàn toàn thuyết phục và vì vậy mà bất ổn. 

Không tùy tiện đặt tên đường phố - 2
Phố Xuân Diệu dài 1,13km; từ ngã ba với đường Nghi Tàm đến ngã ba đầu thôn Quảng Bá, gặp đê sông Hồng, đường chạy qua đầu các đường Đặng Thai Mai, Tây Hồ, Tô Ngọc Vân; nơi xưa có rặng ổi kéo dài một đoạn đầu Nghi Tàm. Ảnh ITN

Không ít tên phố từ bao năm đã in hằn vào tâm khảm người dân thủ đô những ấn tượng khó phai mờ. Nhiều thế hệ và Việt kiều ở nước ngoài đều không thể quên nhưng đã bị đổi để mang tên mới là các vị lãnh đạo cao cấp: Nam Đồng đổi thành Nguyễn Lương Bằng, Hàng Bột đổi thành Tôn Đức Thắng, đường Nam Bộ (rất ý nghĩa) đổi thành Lê Duẩn, Tàu Bay hết đổi thành Chiến thắng B52 rồi lại là Trường Chinh (như hiện tại). Có thể các vị là những người có công, xứng đáng được kính trọng nhưng không cần thiết để thay thế những tên cũ như đã nói là rất ấn tượng và rất Hà Nội.

Lấy tên các văn nghệ sỹ đã qua đời để đặt tên phố chỉ nên là những danh nhân văn hóa, những tài năng kiệt xuất trong qúa khứ đã được khẳng định qua nhiều thời đại như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Đoàn Thị Điểm…Một số ngưòi sáng tác thời hiện đại (hiện đại chứ không phải đương đại. Hiện đại bắt đầu kể từ ngày ra đời Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1930) không cần thiết lấy tên họ đặt cho đường phố mặc dù môn văn học sử có nhắc đến, ví như Xuân Diệu, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan…Bởi tác phẩm của họ chưa có thể nói là kiệt xuất, được tất cả các tầng lớp nhân dân ưa thích. Họ chỉ là tác giả của một thời chứ không có sức sống bền lâu, càng không thể vĩnh hằng.

Không tùy tiện đặt tên đường phố - 3
Phố Nguyễn Lương Bằng -Tây Sơn thường xuyên ùn tắc trong giờ cao điểm- Ảnh minh họa

Chưa nói có người có cuộc sống, tính cách chưa hoàn toàn thuyết phục, chưa phải là tấm gương sáng về nhân cách để thiên hạ noi theo. Vả lại, nếu Xuân Diệu được đặt tên phố thì những Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Huy Cận, Nguyễn Bính… (cùng trong nhóm các nhà thơ mới ra đười trước CM tháng 8) thì sao đây? Họ được đặt tên phố ở địa phương nào thì không biết nhưng ở thủ đô thì chưa.

Đặt tên phố bằng tên các nguyên cán bộ lãnh đạo cao cấp cũng nên thận trọng bởi họ có thể có chức vụ to, có vai trò lớn trong bộ máy quản lý đất nước nhưng không phải ai cũng để lại cho người dân tình cảm tốt đẹp, sự ngưỡng mộ và tiếc thương lúc qua đời. Thậm chí còn ngược lại. Nếu những người này mà được lấy tên để đặt cho các đường phố thì phản cảm, thậm chí là vô duyên.

Vậy nên đặt tên cho đường phố ở thủ đô cũng như các thành phố, thị xã là việc đòi hỏi trí tuệ của những người lo việc này. Không thể tùy tiện, thể hiện sự kém hiểu biết, tầm nhìn hạn hẹp. Tình trạng này đang diễn ra ở thủ đô Hà Nội và không ít đô thị trong cả nước, cần được nhanh chóng khắc phục./.

TS.LS Dồng Xuân Thụ

Tags tên đường phố thành phố tên phố

Các tin khác

Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.

Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.

30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.

Ở Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa, chị Lê Thị Mai trú tại phố 2, P.Đông Cương, TP Thanh Hóa được biết đến là nữ công nhân có hoàn cảnh quá khó khăn, một tay chị phải chạy vạy, lo toan cho 2 con nhỏ, trong đó con trai thứ 2 bị bệnh bại não.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự