Góc bếp Xanh

  • Cập nhật: Thứ ba, 12/4/2022 | 10:13:19 AM

Dòng chảy cuộc sống hiện đại đã cuốn mỗi chúng ta đi với sự tiện lợi, nhanh chóng là trên hết. Túi nilon quả là nhiều ưu điểm nhẹ, gọn, bền, chắc, đẹp… Nhưng mục đích cuối cùng của chúng ta là gì ạ, đó là được sống khỏe mạnh, vui vẻ, phát triển bền vững.

Tôi có một nỗi sợ hãi vô hình nghe có vẻ mơ hồ và rất buồn cười: Sợ xả nước to, nhiều, sợ những đống rác thải và không biết đổ ở đâu, xử lý như thế nào… Sợ một ngày chúng ta không còn nước sạch để sử dụng, không còn đất để ở, và con cháu lớn lên trong môi trường ô nhiễm…

Khi nhận ra những lo ngại trên, khoảng gần 2 năm nay, tôi đã hạn chế sử dụng túi nilon và thực hiện phân loại rác trong gia đình mình.


Túi lưới được sử dụng thay cho túi nilon.

Mỗi lần đi chợ, đi mua đồ, tôi mang theo hộp và túi vải để hạn chế sử dụng túi nilon (trừ những khi nào lỡ và rất hiếm khi như thế). Nếu dùng túi nilon thì túi này mang về sẽ được tận dụng lại làm bịch đựng rác. Thực phẩm đựng trong hộp và túi vải cũng cảm giác "lành” hơn so với đựng trong túi nilon. Với việc đi chợ này, rác của gia đình giảm đi rất nhiều, cơ bản chỉ là những loại rác hữu cơ dễ phân hủy (cọng rau, vỏ trái cây).

Ý nghĩ đi chợ không dùng túi nilon xuất phát từ việc tôi nhìn góc bếp của mình có rất nhiều túi nilon thải bỏ. Mỗi hôm đi chợ về có đến 5, 6 chiếc túi nilon và tăng lên mỗi ngày. Tôi đã tìm mua túi vải và hộp đi chợ. Cứ tưởng sẽ hơi khó khăn nhưng với thói quen đi chợ hạn chế túi nilon, việc mua bán với tôi lại vô cùng thoải mái, những người bán hàng cho tôi cũng rất thích thú ủng hộ. Các thành viên trong gia đình thấy thế cũng nhiệt tình hưởng ứng, mang hộp, bát đĩa đi mua đồ ăn sáng, xách theo túi vải đi mua hàng tạp hóa… Hóa ra, hạn chế túi nilon thật đơn giản và không có khó như chúng ta vẫn nghĩ đâu. Không tin mọi người cứ thực hiện thử xem.

Rồi tôi phân loại thật chi tiết các loại rác trong gia đình và tặng cho các bà các cô thu mua đồng nát. Tôi cũng rất ủng hộ các sản phẩm tự nhiên, hữu cơ. Các sản phẩm này chi phí có hơi cao một chút nhưng tôi cảm thấy khi sử dụng giá trị đem lại cũng tương xứng, và cũng rất phù hợp.

Tôi mong mỗi chúng ta cùng nhau xây dựng thói quen tốt để những góc bếp xanh lan rộng ra toàn xã hội.

Theo Báo TN và MT

Tags Túi nilon phân loại rác góc bếp xanh

Các tin khác

Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.

Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.

30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.

Ở Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa, chị Lê Thị Mai trú tại phố 2, P.Đông Cương, TP Thanh Hóa được biết đến là nữ công nhân có hoàn cảnh quá khó khăn, một tay chị phải chạy vạy, lo toan cho 2 con nhỏ, trong đó con trai thứ 2 bị bệnh bại não.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự