QLMT - Từ năm 2007, Chính phủ đã có nghị quyết nêu rõ việc đình chỉ lưu hành đối với nhiều loại phương tiện trong đó có xe ba, bốn bánh tự chế. Bắt đầu triển khai từ năm 2008. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định hỗ trợ các chủ xe thuộc diện bị cấm để họ có điều kiện thay thế phương tiện, chuyển đổi việc làm. Đến nay đã hơn 10 năm các phương tiện tự chế chở hàng cồng kềnh vẫn tự do đi lại trên các tuyến phố.
Ngày 29-6-2007 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số: 32/2007/NQ-CP (Nghị quyết số 32) về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Nghị quyết nêu rõ: Để tạo được chuyển biến tích cực về công tác này cần phải áp dụng ngay các biện pháp sau đây: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, đình chỉ lưu hành ô - tô đã hết niên hạn sử dụng, xe công nông, xe tự chế 3, 4 bánh. Trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị tịch thu xử lý bán phế liệu, sung vào công quỹ. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2009, đình chỉ hoạt động các phương tiện thủy nội địa không đăng ký, không đăng kiểm an toàn kỹ thuật theo quy định của pháp luật; Đình chỉ hoạt động các cơ sở lắp ráp, tự chế các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và đường thủy nội địa trái phép, nếu cố tình vi phạm có thể tịch thu trang thiết bị trực tiếp sản xuất của cơ sở đó.
Mặc dù Nghị quyết số 32 đã đưa ra thời hạn cuối cùng đình chỉ lưu hành xe tự chế 3, 4 bánh (từ 1 - 1 - 2008), đình chỉ hoạt động các cơ sở lắp ráp, tự chế các phương tiện giao thông (từ 1 – 1 – 2009) để các bộ, ngành có liên quan đưa ra các giải pháp. lộ trình, thực hiện quy định nói trên, tuy vậy đến nay đã hơn 11 năm chúng tôi vẫn nhìn thấy nhiều phương tiện giao thông tự chế vẫn đi lại tự do trên đường.
Có thể nói phố Đê La Thành là "thủ phủ” hoạt động của xe tự chế 3, 4 bánh. Cứ cách vài chục mét chúng tôi lại nhìn thấy xe tự chế đỗ bên lề đường. Do chở nặng cho nên phần phụ phải "độ” thêm từ một đến hai giảm sóc, thường gá bên phải xe hai bánh. Các xe này được dùng để chở các thanh kim loại, gỗ, cửa, khung cửa...
Ngày 25-11-2021 chúng tôi chụp được bức ảnh hai thanh niên đi xe ba bánh tự chế chở khung của nhôm kính cồng kềnh trên phố Đê La Thành đột ngột rẽ làm cho nhiều người điều khiển xe máy phải phanh dúi dụi.
Ngày 14 – 11 - 2021 một thanh niên trở các thanh kim loại hộp dài chừng 6 mét đi đúng vào giờ đi làm, khi xe từ phố Đê La Thành rẽ vào phố Hào Nam cả một đoàn người đi xe máy phía sau phải dừng lại cho xe tự chế rẽ. Không chỉ xe tự chế 3, 4 bánh chở hàng cồng kềnh tiềm ẩn tai nạn giao thông mà cả xe hai bánh chở hàng cồng kềnh cũng hoạt động tự do.
Ngày 21 - 1 - 2021 trên đường Lê Duẩn đoạn đối diện với Công viên Thống nhất chúng tôi bắt gặp một xe máy chở dàn cây cảnh đi nghênh ngang trên phố, thể tích và kích cỡ tương đương với chiếc xe ô tô 7 chỗ ngồi. Đến trước cổng công viên, xe dừng lại bán hàng, trông như một cửa hàng cố định.
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn Luật thì hành vi tự sản xuất, lắp ráp, cải tạo phương tiện cơ giới đường bộ và hành vi điều khiển phương tiện cơ giới tự sản xuất, lắp ráp, cải tạo tham gia giao thông là những hành vi trái pháp luật. Luật đã có nhưng trên đường vẫn có nhiều phương tiện giao thông tự chế lưu hành trên phố. Một hiện tượng "nhờn luật”.
Đến bao giờ mới hết cảnh tượng xe tự chế, chở hàng cồng kềnh đi lại tự do trên phố khi mà Nghị quyết số 32 đã đưa rá thời hạn chấm dứt hoạt động các phương tiện đó cách đây hơn mười năm?
Tags
xe tự chế
trật tự đô thị
lệnh cấm xe
an ninh đô thị
Sáng 19/9, Hội Chữ thập đỏ cùng Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã thăm và tặng 200 suất quà cho công nhân lao động của Công ty CP Dịch vụ môi trường và Quản lý đô thị Tuyên Quang.
Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Hà Nội đã đến thăm hỏi, động viên các nữ công nhân môi trường đô thị đang vất vả thực hiện công tác vệ sinh môi trường tại các phường trên địa bàn Hà Nội.
“Mấy ngày này đi làm cũng sốt ruột ở nhà lắm. Thỉnh thoảng lại gọi điện về cho 2 con ở nhà dặn nếu nước vào nhà thì trèo lên tầng 2. Cũng chỉ có thể làm được như thế vì ở đây việc dọn dẹp cây đổ sau bão số 3 vẫn bộn bề...” - chị Ninh Thị Loan - tổ trưởng tổ thu gom rác thuộc Công ty Môi trường đô thị Hà Nội, chi nhánh Hoàn Kiếm chia sẻ.
Chị Hiếu là nhân viên của Công ty TNHH Nga Hải, chịu trách nhiệm thu gom rác tại phường Hợp Giang, TP. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Chị là một trong những công nhân môi trường kỳ cựu của thành phố Cao Bằng.