QLMT - Những ngày hè năm 2021 trên đoạn phố Phan Đình Phùng (đối diện Nhà thờ Cửa Bắc) xuất hiện “Chợ sấu” – chợ bán những quả sấu xanh. Chợ có từ 5 đến 6 “cửa hàng”.
Mỗi "cửa hàng” có từ hai đến ba túi sấu tươi (nặng chừng 5kg/ túi) Người bán là những anh thanh niên đi chân đất (vì vừa trèo trên cây sấu xuống) nhà ở các tỉnh chung quanh Hà Nội làm đủ nghề như thợ xây dựng, đánh giầy, lao động tự do. Thời đại dịch Covid – 19, không có việc làm thường xuyên cho nên họ phải đi đi hái sấu bán lấy tiền. Cả thành phố Hà Nội có 1521 cây sấu chiếm 60% số cây trồng trong toàn thành phố (tính vào thời điểm năm 1954). Sấu được trồng chủ yếu trên các phố Trần Phú, Phan Đình Phùng, Trần Hưng Đạo, Đinh Tiên Hoàng…tạo bóng mát cho thành phố về mùa hè và vẻ đẹp lãng mạn vào thời điểm thay lá. Hàng cây sấu trên vỉa hè phố Phan Đình Phùng, Trần Hưng Đạo (đoạn giáp với Đại sứ quán Pháp), Đinh Tiên Hoàng đã thu hút biết bao nhiêu thanh niên Hà Nội đến đây chụp ảnh vào mùa lá rụng.
Anh Minh nhà ở Hà Đông cho tôi biết: Sấu được hái ở nhiều phố rồi đưa về Phố Phan Đình Phùng vì chỉ ở đây bán mới được giá. Mỗi cân sấu tươi em bán với giá từ 20 đến 30 nghìn đồng, mỗi ngày kiếm được từ 2 đến 3 triệu đồng. Thu nhập cao nhưng nghề hái sấu cũng rất nguy hiểm.
Muốn hái được nhiều phải trèo cao, vươn xa. Trong khi đó không có thiết bị bảo hiểm, cành sấu thường giòn, dễ gãy, nhỡ có chuyện gì thì khó bảo toàn tính mạng. Sau khi hái quả, những người hái sấu tấp cành là vào gốc cây thành đống, làm bẩn cả đoạn phố. Việc hái sấu diễn ra công khai như vậy nhưng không có lực lượng nào đến nhắc nhở, ngăn chặn.
HÀ VY
Tags
hái sấu
sấu Hà Nội
chuyện phố phường
Sáng 19/9, Hội Chữ thập đỏ cùng Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã thăm và tặng 200 suất quà cho công nhân lao động của Công ty CP Dịch vụ môi trường và Quản lý đô thị Tuyên Quang.
Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Hà Nội đã đến thăm hỏi, động viên các nữ công nhân môi trường đô thị đang vất vả thực hiện công tác vệ sinh môi trường tại các phường trên địa bàn Hà Nội.
“Mấy ngày này đi làm cũng sốt ruột ở nhà lắm. Thỉnh thoảng lại gọi điện về cho 2 con ở nhà dặn nếu nước vào nhà thì trèo lên tầng 2. Cũng chỉ có thể làm được như thế vì ở đây việc dọn dẹp cây đổ sau bão số 3 vẫn bộn bề...” - chị Ninh Thị Loan - tổ trưởng tổ thu gom rác thuộc Công ty Môi trường đô thị Hà Nội, chi nhánh Hoàn Kiếm chia sẻ.
Chị Hiếu là nhân viên của Công ty TNHH Nga Hải, chịu trách nhiệm thu gom rác tại phường Hợp Giang, TP. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Chị là một trong những công nhân môi trường kỳ cựu của thành phố Cao Bằng.