QLMT - Hiện nay, cụm Công nghiệp Tháp Chàm có quy mô khoảng 23 ha, thuộc địa bàn phường Đô Vinh, TP Phan Rang - Tháp Chàm.
Vừa qua, lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận đã nghe báo cáo đề xuất phương án mở rộng cụm công nghiệp Tháp Chàm.
Hiện nay, cụm Công nghiệp Tháp Chàm có quy mô khoảng 23 ha, thuộc địa bàn phường Đô Vinh, TP Phan Rang - Tháp Chàm, cơ cấu sử dụng đất theo quy hoạch đất xây dựng nhà máy 18 ha (75%); đất dịch vụ công cộng 0,6 ha (2,7%); đất giao thông 4,2 ha (18%); đất cây xanh 1,1 ha (4,6%). Đến nay, đã thu hút 13 dự án đầu tư thứ cấp và tỷ lệ lấp đầy 100% diện tích đất công nghiệp.
Theo phương án đề xuất mở rộng Cụm công nghiệp Tháp Chàm gồm các phần diện tích đất liền kề cụm công nghiệp Tháp Chàm là 7,3 ha (gồm đất đã thu hồi từ một số doanh nghiệp đã dừng hoạt động).
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
Cùng với đó, bổ sung phần diện tích đất trồng lúa liền kề cụm công nghiệp theo hướng tây từ đường đất đến vị trí tiếp giáp với mương đất tiêu nước hiện hữu, diện tích khoảng 10 ha.
Như vậy, tổng diện tích đất của Cụm công nghiệp Tháp Chàm sau khi mở rộng khoảng 41 ha, tăng khoảng 18 ha.
Lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận giao Sở Công Thương trước mắt rà soát tham mưu giữ nguyên hiện trạng Cụm công nghiệp Tháp Chàm, dành quỹ đất để phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ; đồng thời giao Sở Xây dựng rà soát giữ nguyên hiện trạng quy hoạch là đất cây xanh đối với quỹ đất phía tây tiếp giáp cụm công nghiệp để đảm bảo mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường khu vực cụm công nghiệp./.
Duy Anh
Tags
mở rộng cụm công nghiệp
cụm công nghiệp Tháp Chàm
Dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Kim Thành đã giải phóng mặt bằng được khoảng 30 ha, đạt gần 20% tổng diện tích, chậm khoảng 1 tháng so với kế hoạch đề ra.
Việt Nam có sức hút từ nhiều yếu tố như môi trường đầu tư ổn định, 15 hiệp định thương mại tự do,.., giúp Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất công nghiệp với giá thành phải chăng.
Nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn về công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại Khu Công nghiệp Tây Bắc Ga nói riêng và các ngành nghề khác trên địa bàn tỉnh nói chung.
Đầu năm 2023, tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập 8 KCN, gồm KCN Bờ trái Sông Đà; Yên Quang; Mông Hóa; Lạc Thịnh; Lương Sơn; Nhuận Trạch; Nam Lương Sơn và Thanh Hà với tổng diện tích quy hoạch hơn 1.500 ha.