Thừa Thiên - Huế: Hơn 900 tỷ đồng nâng cấp đường trong Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/1/2021 | 4:49:02 PM

QLMT - Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa quyết định đầu tư hai tuyến đường mới có vai trò quan trọng trong Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô (H. Phú Lộc) với kinh phí hơn 900 tỷ đồng.

UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa quyết định chủ trương đầu tư xây dựng hai tuyến đường tại Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, gồm đường trục chính Khu công nghiệp kỹ thuật cao và Khu đô thị Chân Mây; đường trục chính kết nối Khu du lịch quốc gia Lăng Cô - Cảnh Dương với Quốc lộ 1.

thua-thien-hue-nang-cap-duong-trong-khu-kinh-te-chan-may-lang-co
Du khách nước ngoài đến Đà Nẵng, Huế, Hội An tham quan qua cảng Chân Mây (Ảnh: Đình Huân)

Theo đó, đường trục chính Khu công nghiệp kỹ thuật cao và Khu đô thị Chân Mây (nằm trên hai xã Lộc Thủy và Lộc Tiến, H. Phú Lộc), được đầu tư xây dựng phân kỳ hai tuyến đường với tổng chiều dài khoảng 7,25km, trong đó tuyến số 1 (N29-N5) điểm đầu tuyến tại nút N29 (giao tuyến mặt cắt 32m của dự án Hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp kỹ thuật cao), điểm cuối tuyến tại nút N5 (giao Quốc lộ 1).

thua-thien-hue-nang-cap-duong-trong-khu-kinh-te-chan-may-lang-co-1
Tuyến đường du lịch Cảnh Dương – Lăng Cô đang dần hoàn thiện (Ảnh: Đình Huân)

Chiều dài tuyến số 1 khoảng 6,3km; mặt cắt quy hoạch hoàn chỉnh rộng 60m. Tuyến số 02 (N25-N4) điểm đầu tuyến tại nút N4 (giao QL1A), điểm cuối tuyến tại nút N25 (giao tuyến số 1). Chiều dài tuyến thữ 2 khoảng 0,95km; mặt cắt quy hoạch hoàn chỉnh rộng 60m.

Trong khuôn khổ dự án này sẽ có thêm việc xây dựng 1 cầu dầm bằng bê tông cốt thép, bắc qua sông Nước Ngọt (Lộc Thủy, H. Phú Lộc) hiện trạng và xây dựng mới 2 cầu hộp bằng bê tông cốt thép. Tổng mức đầu tư xây dựng tuyến đường này là hơn 549 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Trong khi đó dự án đường trục chính kết nối Khu du lịch quốc gia Lăng Cô - Cảnh Dương với Quốc lộ 1 có chiều dài toàn tuyến khoảng 3,3km, mặt cắt ngang tuyến đường 60m; đường có hai làn xe chính mỗi bên 7,5m qua địa bàn các xã Lộc Thủy, xã Lộc Tiến, xã Lộc Vĩnh; dự án có tổng mức đầu tư trên 358 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước.

thua-thien-hue-nang-cap-duong-trong-khu-kinh-te-chan-may-lang-co-2
Đường trục chính Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô xây dựng đã nhiều năm bị xuống cấp, hư hại do một số phương tiện vận tải chạy trái tuyến (Ảnh: Đình Huân)

Cả hai tuyến đường nói trên hiện đã được HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua, quyết nghị phê duyệt giao UBND tỉnh xây dựng trong 4 năm kể từ khi được khởi công. Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, vịnh biển Lăng Cô cùng với Nha Trang, Hạ Long đã được công nhận là một trong 30 vịnh biển đẹp thế giới do Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp nhất thế giới (Worldbays) bình chọn, bãi biển Cảnh Dương là một phần của vịnh biển Lăng Cô nên có tiềm năng rất lớn về du lịch biển. Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2008, điều chỉnh cục bộ năm 2019.

Ngày 19/12/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Lăng Cô – Cảnh Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 1774/QĐ-TTg. Hiện nay, dự án Đường trục chính Khu đô thị Chân Mây nằm trong Khu du lịch quốc gia Lăng Cô - Cảnh Dương (Đoạn nối ra biển, tiếp giáp cuối tuyến Đường trục chính kết nối khu du lịch quốc gia Lăng Cô – Cảnh Dương với Quốc lộ 1) đang được đầu tư xây dựng với quy mô dài khoảng 1,34km, nền đường phân kỳ đầu tư rộng 60m.

Ngoài ra, tuyến đường nối từ Quốc lộ 1 đến Khu du lịch Cảnh Dương (Đường trung tâm Khu đô thị Chân Mây) đã được đầu tư xây dựng, hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng kể từ năm 2010, quy mô chiều dài tuyến 3,3km, mặt đường rộng 7,5m; tim tuyến trùng tim làn xe chính rộng 7,5m theo quy hoạch được duyệt. Đến nay, tuyến đường này không còn đáp ứng nhu cầu phát triển Khu du lịch quốc gia Lăng Cô - Cảnh Dương.

Để hoàn thiện hệ thống giao thông đối ngoại, kết nối Khu du lịch quốc gia Lăng Cô – Cảnh Dương, khu đô thị Chân Mây với đường Quốc lộ 1A theo quy hoạch được duyệt, việc đầu tư xây dựng tuyến đường là hết sức cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch Cảnh Dương, từng bước hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thi Chân Mây thành đô thị loại 3, đô thị trọng điểm phía Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, qua đó góp phần thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 


Theo Đình Huân/ Reatimes

Tags Thừa Thiên - Huế Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

Các tin khác

Để giải quyết tình trạng ngập lụt, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Bến Tre đã lãnh đạo, chỉ đạo UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp khắc phục trước mắt và lâu dài.

Hoàn lưu bão số 3 gây lũ lụt, mưa lớn, nước từ thượng nguồn chảy về khiến mực nước các sông gần các khu công nghiệp (KCN) đều dâng cao.

Loạt cụm công nghiệp, làng nghề tập trung trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua, mặc dù được đầu tư hạ tầng đồng bộ để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp nhưng lại “bỏ quên” yếu tố đảm bảo môi trường trước khi đưa vào khai thác.

Kết quả kiểm toán hoạt động quản lý môi trường tại các khu kinh tế và khu công nghiệp giai đoạn 2017 - 2021 của TP. Hải Phòng cho thấy, công tác xử lý vi phạm và việc theo dõi tình hình thực hiện kết luận kiểm tra còn hạn chế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục