Nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường tại cụm công nghiệp

  • Cập nhật: Thứ năm, 1/8/2024 | 8:25:44 AM

QLMT - Thời gian qua, cùng với việc chú trọng thu hút đầu tư, chủ đầu tư Cụm công nghiệp số 3 cảng Đa Phúc cũng quan tâm bảo vệ môi trường.


Ảnh minh hoạ.

Cụm công nghiệp (CCN) số 3 cảng Đa Phúc nằm ở phường Thuận Thành, TP. Phổ Yên, do Công ty CP Tư vấn và Chuyển giao công nghệ quốc tế làm chủ đầu tư hạ tầng, với tổng mức đầu tư hơn 85 tỷ đồng. Thời gian qua, cùng với việc chú trọng thu hút các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư thứ cấp, Công ty cũng quan tâm bảo vệ môi trường.

CCN số 3 Cảng Đa Phúc có quy mô hơn 19,63ha, đi vào hoạt động từ năm 2013. Hiện nay, tỷ lệ lấp đầy tại đây đạt hơn 90%. Trong đó, các DN đầu tư vào hoạt động sản xuất - kinh doanh thuộc nhiều lĩnh vực như: sản xuất gỗ ván ép, vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo... Để bảo đảm môi trường trong CCN, Công ty CP Tư vấn và Chuyển giao công nghệ quốc tế đã tuân thủ các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường.

Đơn cử như thực hiện yêu cầu của UBND tỉnh về việc toàn bộ CCN trên địa bàn phải khẩn trương đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo đồng bộ hệ thống thu gom nước thải (bao gồm cả nước thải sản xuất và sinh hoạt), năm 2023, Công ty tế đã dành kinh phí 6 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, công suất thiết kế 200m3/ngày đêm.

Hệ thống xử lý nước thải tập trung bao gồm nhiều hạng mục (bể thu gom, điều tiết và xử lý nước thải; thiết bị điều khiển hệ thống lọc nước...), có chức năng xử lý nước thải qua 2 bước: xử lý bằng công nghệ hóa lý (keo tụ và tạo bông) và công nghệ vi sinh.

Kết quả, khi đưa vào hoạt động đến nay, 27 đơn vị, DN trong CCN đã thực hiện đấu nối xả thải vào trạm xử lý tập trung trước khi thải ra ngoài môi trường. Cùng với hệ thống xử lý nước thải tập trung này, trạm quan trắc nước thải tự động, liên tục cũng đã được đưa vào khai thác để truyền các thông số kỹ thuật trực tiếp, liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý.

Ngoài giải pháp trên, Công ty CP Tư vấn và Chuyển giao công nghệ quốc tế còn ban hành quy chế bảo vệ môi trường để áp dụng đối với tất cả các chủ dự án/cơ sở sản xuất, kinh doanh tại đây, nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường, đảm bảo phát thải từ các DN không vượt quá tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

Cụ thể, Quy chế quy định các nhà đầu tư phải tuân thủ: bố trí quy hoạch sử dụng đất của dự án phải hợp lý - đảm bảo diện tích đất được phủ xanh tối thiểu theo các quy chuẩn xây dựng hiện hành; xây dựng hệ thống xử lý bụi, khí thải và biện pháp chống ồn đạt tiêu chuẩn quy định. Trên ống thoát khí thải của nhà máy phải có lỗ khoan để lấy mẫu khí. Các vị trí thoát khí thải phải được cấp phép theo quy định; kho, bãi chứa quặng, than và các nguyên vật liệu khác phải đảm bảo có hệ thống thu gom xử lý đạt tiêu chuẩn, không được để tràn vào hệ thống thoát nước mưa của cụm..

Là đơn vị chuyên sản xuất gỗ ép cao cấp, Công ty TNHH một thành viên Sản xuất và Xuất khẩu Gia Phát đã chấp hành nghiêm quy chế bảo vệ môi trường của nhà đầu tư, đó là xây dựng hệ thống thoát nước thải nội khu (bao gồm hệ thống thoát nước thải sản xuất và hệ thống thoát nước sinh hoạt, nước qua sử dụng như nước rửa xe, nước vệ sinh nhà xưởng, sân bãi, nước làm mát, nước từ hệ thống điều hòa...) bảo đảm tách riêng hoàn toàn với hệ thống thu gom và thoát nước mưa, cũng như đấu nối đúng vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của cụm.

Ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc Quản lý CCN số 3 cảng Đa Phúc, cho biết: Bên cạnh việc ban hành quy chế bảo vệ môi trường, chúng tôi cũng thành lập tổ, đội an ninh của CCN để thường xuyên kiểm tra các hoạt động xả nước thải xem để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời đối với các trường hợp vi phạm. Hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững, thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tuyên truyền đến các doanh nghiệp trong CCN về công tác bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật; tiếp tục bổ sung cây xanh để hạn chế phát tán khói bụi.../.

TRÂM ANH

Tags bảo vệ môi trường cụm công nghiệp cảng Đa Phúc

Các tin khác

Tuy số lượng hơn 400 khu công nghiệp tại Việt Nam là khu công nghiệp sinh thái vẫn còn hạn chế nhưng trong tương lai, nhu cầu về loại hình bất động sản này sẽ tăng trưởng.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...

Với việc chuyển đổi sang mô hình "xanh hóa," các khu công nghiệp sinh thái sẽ mang đến một tầm nhìn đầy hứa hẹn về tương lai nơi sự thịnh vượng kinh tế song hành với tính bền vững môi trường.

Việc xây dựng khu công nghiệp sinh thái và chuyển đổi khu công nghiệp (KCN) truyền thống thành KCN sinh thái là nhu cầu tất yếu, cấp bách để Việt Nam kiến tạo lợi thế cạnh tranh lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời đóng góp đáng kể vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Các KCN sinh thái đang được nhân rộng tại Việt Nam đã khẳng định phát triển bền vững là mục tiêu giúp doanh nghiệp Việt Nam xác định tầm nhìn và định hướng chiến lược kinh doanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục