Shinec phấn đấu zero rác thải ra khu công nghiệp trong năm 2024

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/6/2024 | 11:24:56 AM

QLMT - Ông Phạm Hồng Điệp - Chủ tịch CTCP Shinec, chủ đầu tư khu công nghiệp Nam Cầu Kiền cho biết Công ty phấn đấu zero rác thải ra khu công nghiệp trong năm 2024 và khẳng định sẽ làm được.

Chủ tịch Shinec cho biết làm phát triển xanh rất khó, Công ty đã theo đuổi mô hình xanh này 15 năm, đến nay hình thành mô hình khu công nghiệp (KCN) sinh thái tiên phong, trong đó 3 ngành có hệ kinh tế tuần hoàn là ngành thép, nhựa và điện tử và đang tiếp tục qua mảng thứ 4 là năng lượng tái tạo.

Theo đó, KCN Nam Cầu Kiền ngay từ khi thành lập đã có định hướng xây dựng môi trường đầu tư xanh, thân thiện với môi trường, lấy bảo vệ môi trường làm giá trị cốt lõi cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Cho đến nay, KCN Nam Cầu Kiền đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí sinh thái, góp phần mang lại lợi thế to lớn cho nhà đầu tư trong KCN. Với mục đích mang đến một môi trường đầu tư lý tưởng, các doanh nghiệp phát triển cùng chuỗi liên kết cộng sinh trong mô hình KTTH trong KCN.

Shinec đã đầu tư KCN theo tiêu chí của KCN sinh thái được quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP (trước đây) và hiện nay là Nghị định số 35/2022/NĐ-CP). Shinec đã hoàn thiện việc kiểm toán ESG áp dụng tại KCN Nam cầu Kiền do Công ty PWC tư vấn triển khai tiến tới thực hiện tín chỉ các bon từng phần, Công ty phấn đấu zero rác thải trong năm 2024.

Trong quá trình triển khai chuyển đổi sang KCN sinh thái, KCN đang gặp vướng mắc liên quan đến pháp luật chuyên ngành trong vấn đề xử lý chất thải sinh hoạt (phải đem rác thải ra khu vực chôn lấp hoặc xử lý đã được quy hoạch). Trong khi đó, trong KCN đã có doanh nghiệp xử lý chất thải và áp dụng quy trình xử lý biến rác thải thành điện năng và sử dụng điện năng phục vụ cho hoạt động sản xuất của chính nhà máy. Chủ tịch Phạm Hồng Điệp nhấn mạnh: "Chúng tôi đang hướng đến zero carbon, chúng tôi đi nhanh và đi trước các chỉ tiêu của Chính phủ. Chúng tôi đang chờ quy định của pháp luật chuyên ngành về việc cho phép lắp điện máy trong KCN để tiết kiệm được nhiều trong sản xuất. Chúng tôi cũng đang đợi tái tạo tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu rắn tính chỉ couple, đây là một giải pháp về năng lực tái tạo là rất lớn”.

Định dạng là doanh nghiệp tư nhân đầu tư khu vực sinh thái phát triển được ba hệ KTTH và đang xây dựng hệ KTTH thứ tư là năng lượng tái tạo; Shinec xây dựng các mối liên kết cộng sinh cho công nghiệp mang giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp. Tại KCN Nam Cầu Kiền, các doanh nghiệp cùng quốc tịch ở cộng sinh với nhau, cùng mang giá trị về kinh tế và sống hài hòa với nhau. Họ có các chứng chỉ xanh và non là chất lượng về sản phẩm xuất khẩu rất tốt đảm bảo các yêu cầu khắt khe của các nước như: Nhật Bản, châu Âu.

Trong thời điểm kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp trong KCN vẫn hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển. Đặc biệt, Nhà máy thép tại KCN Nam Cầu Kiền hoạt động cộng sinh công nghiệp rất hiệu quả. Các sỉ thép của Nhà máy thông thường khi xử lý sẽ mất tiền, nhưng sỉ thép của nhà máy sản xuất thép tại KCN đã trở thành nguyên liệu quý cho các doanh nghiệp khác và tạo thành sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao cho doanh nghiệp.

Định hướng hoạt động của Shinec là lấy phát triển kinh tế xanh làm "kim chỉ nam” cho mọi hoạt động, vì vậy Nam Cầu Kiền đã giải quyết bài toán cộng đồng với các phương pháp như: liên kết phòng chữa cháy đến các hoạt động bảo vệ môi trường, các hoạt động cộng đồng xã hội, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội cộng đồng xung quanh; hỗ trợ phát triển các dịch vụ địa phương như cung ứng các sản phẩm nông nghiệp, nông sản của địa phương cung cấp cho chính các doanh nghiệp trong KCN, đây là một mối liên kết bền vững giữa KCN và cộng đồng dân cư xung quanh; quan tâm đầu tư phát triển các dự án năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; xây dựng các công viên cảnh quan sinh thái, tạo thành văn hóa của địa phương; thường xuyên có các buổi đào tạo truyền thông về KTTH, bảo vệ môi trường; huy động các doanh nghiệp cùng tham gia trồng cây để tạo cảnh quan cho khuôn viên xung quanh KCN.


Ông Phạm Hồng Điệp - Chủ tịch CTCP Shinec, chủ đầu tư KCN Nam Cầu Kiền

Về lợi ích của việc làm kinh tế tuần hoàn, ông Điệp chia sẻ nếu các doanh nghiệp trong chuỗi kinh tế tuần hoàn không mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp sẽ không tham gia. Theo quy định của Nhà nước, đem chất thải đi để xử lý thì mất tiền nhưng chất thải đó bây giờ bán được tiền tại KCN nên đây là lợi ích của doanh nghiệp.

Thứ hai, doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí vận chuyển ra khỏi KCN. Do đó, các doanh nghiệp trong KCN cũng trích một phần lợi nhuận từ sống cộng sinh ra cho cộng đồng xã hội.

"KCN Nam Cầu Kiền phấn đấu zero rác thải ra KCN trong năm 2024", ông Điệp khẳng định điều này và Công ty sẽ làm được.

Vị Chủ tịch này cũng thông tin thêm về chuyện làm tín chỉ carbon, dự kiến trong thời gian tới, Shinec sẽ mời công ty kiểm toán thứ ba để đánh giá, kiểm soát được tín chỉ carbon, kiểm soát được phát thải, đồng thời tính toán tín chỉ carbon trong hệ sinh thái KCN.

Theo quy định trong KCN thì 20% là cây xanh nhưng KCN đã phát triển 33% vì Công ty đã vận động các nhà máy xí nghiệp trồng thêm. Thứ hai, kiểm đếm phát thải trong quá trình xử lý chất thải rắn tại KCN và cuối cùng là cho kiểm đếm xử lý nước tuần hoàn, qua đó có thể làm tín chỉ carbon.

AN NA

Tags Shinec zero rác thải khu công nghiệp Nam Cầu Kiền

Các tin khác

Tuy số lượng hơn 400 khu công nghiệp tại Việt Nam là khu công nghiệp sinh thái vẫn còn hạn chế nhưng trong tương lai, nhu cầu về loại hình bất động sản này sẽ tăng trưởng.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...

Với việc chuyển đổi sang mô hình "xanh hóa," các khu công nghiệp sinh thái sẽ mang đến một tầm nhìn đầy hứa hẹn về tương lai nơi sự thịnh vượng kinh tế song hành với tính bền vững môi trường.

Việc xây dựng khu công nghiệp sinh thái và chuyển đổi khu công nghiệp (KCN) truyền thống thành KCN sinh thái là nhu cầu tất yếu, cấp bách để Việt Nam kiến tạo lợi thế cạnh tranh lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời đóng góp đáng kể vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Các KCN sinh thái đang được nhân rộng tại Việt Nam đã khẳng định phát triển bền vững là mục tiêu giúp doanh nghiệp Việt Nam xác định tầm nhìn và định hướng chiến lược kinh doanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục