Lào Cai: Tập trung xử lý tồn đọng về môi trường trong các khu công nghiệp

  • Cập nhật: Thứ sáu, 1/3/2024 | 11:15:25 AM

QLMT - Chiều ngày 28/02, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị trao đổi với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế nhằm tháo gỡ những vướng mắc, những điểm nghẽn trong hoạt động sản xuất, giao thương.


Quang cảnh hội nghị.

Theo báo cáo, tính đến thời điểm hiện tại có 188 dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong các khu công nghiệp và khu kinh tế của tỉnh Lào Cai quản lý. Trong đó, KCN Bắc Duyên Hải là 64 dự án, KCN Đông Phố Mới 42 dự án, Khu cửa khẩu Kim thành 25 dự án, KCN Tằng Loỏng 29 dự án; trong Khu kinh tế Ban đang theo dõi 27 dự án, trong đó có 147 dự án đi vào hoạt động, 08 dự án đang triển khai xây dựng, 33 dự án đang hoàn thiện các thủ tục, chưa triển khai xây dựng, dừng xây dựng do điều chỉnh quy hoạch.

Trong các khu công nghiệp của tỉnh Lào Cai có KCN Tằng Lỏong là KCN hoá chất lớn nhất cả nước với diện tích quy hoạch là 1.100 ha. Tổng số có 29 dự án đăng ký với tổng vốn đầu tư trên 19.551 tỷ đồng, trong đó có 28 dự án đang hoạt động, 03 dự án đang hoàn thiện thủ tục; 12 dự án sản xuất phân bón, hóa chất; 02 dự án luyện kim; 01 nhà máy tuyển quặng và các dự án phụ trợ khác.

Năm 2023, Tổng giá trị sản xuất xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) của KCN Tằng Loỏng đạt 15.957 tỷ đồng chiếm 91,4% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các dự án trong địa bàn do BQL khu kinh tế quản lý và tạo việc làm ổn định cho 5.587 số lao động…

Tại Hội nghị, các doanh nghiệp đã nêu lên những khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu; thảo luận về tình hình sử dụng đất; hoạt động đầu tư; quy hoạch - xây dựng; bảo vệ môi trường; tình hình sử dụng lao động và những giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua hệ thống cửa khẩu của địa phương.

Trong đó, các đại biểu, doanh nghiệp thống nhất về sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện nền tảng cửa khẩu số, cải cách hành chính và đầu tư hạ tầng phục vụ tốt hơn nữa hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh trong năm 2024. Đặc biệt là hoạt động sản xuất và công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp Tằng Loỏng, KCN hoá chất lớn nhất cả nước.

Sau khi nghe các kiến nghị về những khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp đại diện Sở Giao thông và đại diện Cục Thuế cũng đã giải đáp các thắc mắc mà các doanh nghiệp đưa ra.

Tại Hội nghị, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai Vương Trinh Quốc khẳng định, trong năm 2024, Ban Quản lý xác định tập trung hoàn thiện nền tảng cửa khẩu số, vận hành có hiệu quả Trung tâm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; thu hút đầu tư hạ tầng trong khu kinh tế đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu. Giải quyết các điểm nóng liên quan tới môi trường.

Theo Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai, Lào Cai sẽ xử lý các vấn đề còn tồn đọng về môi trường trong các KCN, đặc biệt là KCN Tằng Loỏng về chất thải rắn, khí thải, nước thải. Tham mưu cho UBND tỉnh Lào Cai phương án xử lý dứt điểm đối với các dự án đầu tư hiện nay trong phạm vi quy hoạch Khu cửa khẩu Kim Thành.

Tham mưu, trình UBND giao nhiệm vụ nghiên cứu lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án:Nâng cấp, mở rộng tuyến đường T2 trong Khu công nghiệp Tằng Loỏng. Hoàn thiện các thủ tục pháp lý để khởi công công trình: Đường gom nước thải Nhà máy xử lý nước thải Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Năm 2024, Lào Cai phấn đấu đưa giá trị sản xuất công nghiệp trong các khu công nghiệp đạt 21.155 tỷ đồng; khôi phục sản xuất Nhà máy Gang thép Việt - Trung; giá trị hàng hoá xuất - nhập khẩu qua các cửa khẩu đạt 4,5 tỷ USD; thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất - nhập khẩu đạt 2.300 tỷ đồng…

BẢO MY

Tags Lào Cai Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai Hội nghị khu công nghiệp

Các tin khác

Tuy số lượng hơn 400 khu công nghiệp tại Việt Nam là khu công nghiệp sinh thái vẫn còn hạn chế nhưng trong tương lai, nhu cầu về loại hình bất động sản này sẽ tăng trưởng.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...

Với việc chuyển đổi sang mô hình "xanh hóa," các khu công nghiệp sinh thái sẽ mang đến một tầm nhìn đầy hứa hẹn về tương lai nơi sự thịnh vượng kinh tế song hành với tính bền vững môi trường.

Việc xây dựng khu công nghiệp sinh thái và chuyển đổi khu công nghiệp (KCN) truyền thống thành KCN sinh thái là nhu cầu tất yếu, cấp bách để Việt Nam kiến tạo lợi thế cạnh tranh lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời đóng góp đáng kể vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Các KCN sinh thái đang được nhân rộng tại Việt Nam đã khẳng định phát triển bền vững là mục tiêu giúp doanh nghiệp Việt Nam xác định tầm nhìn và định hướng chiến lược kinh doanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục