Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/2/2024 | 11:42:30 AM

QLMT - Tỉnh Hà Nam đang lập Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, với 8 khu công nghiệp đã được thành lập, 4 khu công nghiệp đã có trong quy hoạch, dự kiến thành lập các khu công nghiệp mới với tổng diện tích là 3.200ha.

Hà Nam có diện tích 860,5km2 - là tỉnh nhỏ thứ 2 cả nước, chỉ sau Bắc Ninh, thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng Thủ đô, ở cửa ngõ phía Nam.

Mặc dù mới bước vào giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19 nhưng tỉnh Hà Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế nhờ công tác thu hút đầu tư, nhất là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Hà Nam đang được đánh giá cao về môi trường đầu tư kinh doanh với cơ sở hạ tầng giao thông kết nối tốt với các khu vực lân cận, cơ chế chính sách thuận lợi cho các nhà đầu tư và nguồn nhân lực dồi dào.

Nhờ chính sách thông thoáng, môi trường đầu tư của tỉnh Hà Nam luôn được đánh giá cao, và đã trở thành một trong số các tỉnh, thành phố thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cao. Từ đầu năm 2023 đến nay, toàn tỉnh thu hút 40 dự án (đạt 93% so với năm 2022), trong đó có 24 dự án FDI và 16 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt 291 triệu USD và 5.042 tỷ đồng.

Hiện có 14 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, trong đó lớn nhất là Hàn Quốc với 149 dự án với tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD; kế đến là Nhật Bản với 111 dự án và số vốn đăng ký 1,3 tỷ USD. Hiện trên địa bàn tỉnh có 1.148 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 368 dự án FDI và 780 dự án trong nước, với vốn đăng ký 5.404,8 triệu USD và 168.475,3 tỷ đồng.


Ảnh minh hoạ

Tỉnh Hà Nam đang lập Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, với 8 khu công nghiệp đã được thành lập, 4 khu công nghiệp đã có trong quy hoạch với diện tích 940ha, dự kiến thành lập các khu công nghiệp mới với tổng diện tích là 3.200ha.

Cụ thể, tỉnh Hà Nam dự kiến giữ nguyên diện tích và duy trì phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất của 8 khu công nghiệp (KCN) hiện trạng gồm: KCN Đồng Văn I; KCN Đồng Văn II; KCN hỗ trợ Đồng Văn III; KCN Đồng Văn IV; KCN Châu Sơn; KCN Hòa Mạc; KCN Thanh Liêm; KCN Thái Hà.

4 khu công nghiệp đã được bổ sung vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam gồm: Đồng Văn V (diện tích quy hoạch 250ha, thị xã Duy Tiên), Đồng Văn VI (diện tích quy hoạch 250ha, thị xã Duy Tiên), Kim Bảng I (diện tích quy hoạch 230ha, huyện Kim Bảng) và Châu Giang I (diện tích quy hoạch 210ha, thị xã Duy Tiên).

Giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh đề xuất thành lập mới 10 khu công nghiệp với quy mô tổng diện tích khoảng 2.111 ha (gồm 2.093 ha đất khu công nghiệp phát triển mới và 18 ha đất mở rộng KCN Đồng Văn II chuyển sang KCN Bình Lục (giai đoạn 1).

Trong đó, hiện đã có 4 KCN (gồm Đồng Văn V, Đồng Văn VI, Kim Bảng I, Châu Giang I) được Phó Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung vào Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam; Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Sau năm 2030, Hà Nam sẽ tiếp tục phát triển và nâng cấp, mở rộng diện tích ba KCN với tổng diện tích mở rộng khoảng 424 ha: KCN Châu Giang II mở rộng thêm 150 ha; KCN Kim Bảng III mở rộng thêm 200 ha; KCN Thái Hà II mở rộng thêm 74 ha.

Bên cạnh đó, tỉnh đề xuất thành lập mới 4 KCN với quy mô diện tích khoảng 890 ha: KCN Thanh Bình I với vị trí dự kiến tại các xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm và xã La Sơn, huyện Bình Lục, diện tích khoảng 145 ha; KCN Thanh Bình II với vị trí dự kiến tại các xã Liêm Túc; Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm và xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, diện tích khoảng 300 ha; KCN Thái Hà III với vị trí dự kiến tại xã Bắc lý, Đức Lý, Nhân Nghĩa, Nhân chính, Nhân Khang, huyện Lý Nhân, diện tích khoảng 245 ha; KCN Đạo Lý với vị trí dự kiến tại các xã Đạo Lý, Nguyên Lý, Đức Lý, Công Lý, huyện Lý Nhân, diện tích khoảng 200 ha.​

AN NA

Tags khu công nghiệp Hà Nam quy hoạch

Các tin khác

Tuy số lượng hơn 400 khu công nghiệp tại Việt Nam là khu công nghiệp sinh thái vẫn còn hạn chế nhưng trong tương lai, nhu cầu về loại hình bất động sản này sẽ tăng trưởng.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...

Với việc chuyển đổi sang mô hình "xanh hóa," các khu công nghiệp sinh thái sẽ mang đến một tầm nhìn đầy hứa hẹn về tương lai nơi sự thịnh vượng kinh tế song hành với tính bền vững môi trường.

Việc xây dựng khu công nghiệp sinh thái và chuyển đổi khu công nghiệp (KCN) truyền thống thành KCN sinh thái là nhu cầu tất yếu, cấp bách để Việt Nam kiến tạo lợi thế cạnh tranh lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời đóng góp đáng kể vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Các KCN sinh thái đang được nhân rộng tại Việt Nam đã khẳng định phát triển bền vững là mục tiêu giúp doanh nghiệp Việt Nam xác định tầm nhìn và định hướng chiến lược kinh doanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục