Phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có buổi trao đổi với ông Lê Quang Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên về công tác phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ môi trường.
- Hiện nay công tác bảovệ môi trường (BVMT)bước đầu kiềm chế gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái môi trường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Lê Quang Tiến cho biết thêm về vấn đề này?
Ông Lê Quang Tiến: Để tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường BVMT giai đoạn 2021 - 2025, năm 2021, HĐND tỉnh khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 42/NQ-HĐND ngày 11/12/2020 về việc "Tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025"; UBND tỉnh đã ban hành Đề án tại Quyết định số 430/QĐ-UBND ngày 24/2/2021.
Theo đó, nội dung Đề án tập trung tăng cường công tác quản lý nhà nước về BVMT, xử lý chất thải, hoàn thiện hạ tầng BVMT, giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm, huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành và cụ thể hóa các quy định của pháp luật về BVMT.
Từ năm 2022, là năm đầu tiên thực thi Luật BVMT 2020 và quy định điều chỉnh Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, để chủ động triển khai và tổ chức thực hiện các quy định, ngay sau khi Luật BVMT và các quy định được ban hành, UBND tỉnh đã phân công các sở, ngành tham mưu xây dựng các quy định về BVMT thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh và hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
UBND tỉnh đã tham mưu xây dựng 14 văn bản quy phạm pháp luật, chỉ thị và văn bản hướng dẫn để kiểm soát ô nhiễm đối với các lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường nói riêng và công tác quản lý môi trường, xây dựng nông thôn mới, sử dụng ngân sách cho công tác BVMT nói chung; Đồng thời, để triển khai và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về BVMT, các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố đã ban hành hơn 1800 văn bản để hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh thực hiện các quy định pháp luật về môi trường.
Để tạo điều kiện cho các chủ đầu tư thực thi quy định pháp luật BVMT và hoàn thiện thủ tục pháp lý về môi trường, năm 2022, ngay sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố bộ TTHC về môi trường, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành danh mục TTHC và phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết TTHC[1] về lĩnh vực BVMT ở cấp tỉnh, huyện và xã; các hồ sơ TTHC về môi trường đã được giải quyết đúng quy trình; công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về BVMT tiếp tục được duy trì, đổi mới và đa dạng hóa hình thức hoạt động.
Tăng cường các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường nhằm đảm bảo duy trì hoạt động quan trắc môi trường định kỳ và tiếp tục hiện đại hóa thiết bị quan trắc môi trường nhằm nâng cao năng lực quan trắc môi trường xung quanh và các nguồn thải có lưu lượng lớn. Vì vậy, hầu hết các chủ nguồn thải thuộc đối tượng phải lắp đặt quan trắc tự động đã nắm bắt và thực hiện lắp đặt theo lộ trình quy định.
Bên cạnh việc kiểm soát dự án đầu tư thông qua việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định hồ sơ dự án đầu tư và hồ sơ đánh giá tác động môi trường; Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong việc chấp hành pháp luật về BVMT cũng được tăng cường; Giải quyết kịp thời các đơn thư, khiếu nại, tố cáo về ô nhiễm môi trường theo thẩm quyền.
- Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế trongcông tác bảo vệ môi trường,cấp phép môi trường... Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tụctập trung thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm nhưthế nào, thưa ông?
Ông Lê Quang Tiến: Nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, tỉnh Thái Nguyễn sẽ tiếp tục tăng cường cải cách thủ tục hành chính về môi trường, đảm bảo đúng quy định, theo hướng đơn giản hóa, thu hút đầu tư.
Triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu quả, có chiều sâu để việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp và người dân trở thành ý thức tích cực, thường xuyên, liên tục, đi vào cuộc sống thực tiễn.
Tăng cường quản lý các nguồn thải trên địa bàn tỉnh; tập trung kiểm soát chất thải của các nhà máy luyện kim, nhiệt điện, xi măng, trang trại chăn nuôi, kiên quyết xử lý vi phạm và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt nếu có; kêu gọi đầu tư nâng cấp các bãi chôn lấp rác đảm bảo vệ sinh môi trường, đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải theo công nghệ tiên tiến, theo hướng tái chế, thu hồi năng lượng từ chất thải; mở rộng mạng lưới thu gom chất thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn; xây dựng quy định và tổ chức quản lý chặt chẽ bùn bể tự hoại; xây dựng và ban hành quy định của tỉnh về kiểm soát tiêu thụ điện năng và giám sát bằng hình ảnh hoạt động của các hệ thống xử lý khí thải của các đơn vị có nguồn khí thải lớn theo quy định; Xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm soát chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh để tổ chức thực hiện; Phát huy tối đa hiệu quả của Hệ thống giám sát diễn biến chất lượng môi trường tự động đã được đầu tư để kịp thời phát hiện và chỉ đạo khắc phục các dấu hiệu ô nhiễm nếu có.
Đổng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, xử lý nghiêm các hành vi đổ thải trái phép, xâm hại môi trường.
- Theo ông thì việc bảo vệ môi trường có phải là chiến lược và mục tiêu quan trọng chophát triển bền vững củađịa phương trong giai đoạn hiện nay?
Ông Lê Quang Tiến: Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng, để phát triển bền vững không thể tách rời 3 yếu tố kinh tế - xã hội - môi trường. Do vậy, trong Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường đã được xác định rõ ràng, quan trọng trong sự phát triển bền vững của tỉnh.
- Theo quy hoạch của tỉnh Thái Nguyên, đến năm 2025 diện tích các khu công nghiệp mở rộng lên hơn 3.200 ha và đến năm 2030 là 11 khu công nghiệp với tổng diện tích trên 4.200 ha,xinông chia sẻ thêm vềcông tác bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệpở Thái Nguyên trong thời điểm hiện nay?
Ông Lê Quang Tiến: Tất cả các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh từ khi Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thì về nguyên tắc đều phải tuân theo Luật Bảo vệ môi trường.
Đối với các tiêu chí của các cơ sở theo lộ trình của Luật Bảo vệ môi trường đều phải tuân theo và về cơ bản UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện sớm hơn yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường.
Các nội dung vi phạm đã được xử lý đúng quy định pháp luật.
- Xin trân trọng cảm ơn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Lê Quang Tiến!
Một số hình ảnh thực tế mà PV ghi nhận:
Khu công nghiệp Yên Bình có tổng diện tích 400 ha do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Yên Bình, khu CN Yên Bình luôn tuân thủ tiêu trí XANH – SẠCH – ĐẸP, là điển hình tiến tiến, xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường của Tp. Phổ Yên và của tỉnh Thái Nguyên.
Hệ thống xử lý nước thải tại KCN Yên Bình với công suất xử lý 60.000m3/ ngày đêm, công suất xả thải đạt 80.000 m3/ngày đêm chất lượng đầu ra đạt chuẩn A QCVN 40:2011/BTNMT nước thải công nghiệp trước khi xả thải ra môi trường.
"Nhà máy xử lý rác thải, chất thải công nghiệp”của Công ty TNHH Dịch vụ môi trường Anh Đăng được thành lập năm 2013 và được UBND tỉnh Thái Nguyên cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án xây dựng tại thị trấn Hương Sơn, Phú Bình, Thái Nguyên.
ĐỒNG THUỴ (thực hiện)