Hà Nội: Phấn đấu 100% cụm công nghiệp có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/1/2024 | 2:14:10 PM

QLMT - Hà Nội cũng đặt ra mục tiêu hoàn thành xây dựng hạ tầng và đưa vào hoạt động 15-20 cụm công nghiệp, thành lập và mở rộng 10-15 cụm công nghiệp.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Kế hoạch số 20 về việc quản lý, đầu tư phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố năm 2024.

Kế hoạch nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy mạnh xúc tiến, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng cụm công nghiệp theo quy hoạch đáp ứng yêu cầu cho phát triển sản xuất, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn thành phố. Từ đó tổ chức quản lý, đầu tư, phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Theo đó, mục tiêu cụ thể là tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật các cụm công nghiệp đang hoạt động và khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật 23 cụm công nghiệp còn lại nhằm hoàn thành khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật 43 cụm công nghiệp được thành lập giai đoạn 2018 – 2020.

Hoàn thành xây dựng hạ tầng và đưa vào hoạt động 15-20 cụm công nghiệp, thành lập và mở rộng 10-15 cụm công nghiệp.


Ảnh minh hoạ

Đặc biệt, phấn đấu 100% cụm công nghiệp xây dựng mới và 100% cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề đã đi vào hoạt động có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

UBND Thành phố triển khai thực hiện xây dựng cơ chế, chính sách phát triển cụm công nghiệp, tổ chức quản lý, phát triển các cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động.

Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp đã có quyết định thành lập, phát triển, thành lập cụm công nghiệp mới và tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong quản lý hoạt động các cụm công nghiệp trên địa bàn.

Sở Công Thương thành phố Hà Nội có trách nhiệm làm đầu mối chủ trì, phối hợp với Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các chủ đầu tư cụm công nghiệp tổ chức triển khai thực hiện các nội dung quản lý, phát triển cụm công nghiệp, đôn đốc các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan thực hiện theo đúng quy định và yêu cầu chỉ đạo của thành phố.

DUY ANH

Tags Hà Nội cụm công nghiệp xử lý nước thải

Các tin khác

Tuy số lượng hơn 400 khu công nghiệp tại Việt Nam là khu công nghiệp sinh thái vẫn còn hạn chế nhưng trong tương lai, nhu cầu về loại hình bất động sản này sẽ tăng trưởng.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...

Với việc chuyển đổi sang mô hình "xanh hóa," các khu công nghiệp sinh thái sẽ mang đến một tầm nhìn đầy hứa hẹn về tương lai nơi sự thịnh vượng kinh tế song hành với tính bền vững môi trường.

Việc xây dựng khu công nghiệp sinh thái và chuyển đổi khu công nghiệp (KCN) truyền thống thành KCN sinh thái là nhu cầu tất yếu, cấp bách để Việt Nam kiến tạo lợi thế cạnh tranh lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời đóng góp đáng kể vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Các KCN sinh thái đang được nhân rộng tại Việt Nam đã khẳng định phát triển bền vững là mục tiêu giúp doanh nghiệp Việt Nam xác định tầm nhìn và định hướng chiến lược kinh doanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục