Điều chỉnh quy hoạch chung Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đến năm 2045

  • Cập nhật: Thứ hai, 25/12/2023 | 3:28:23 PM

QLMT - Để thúc đẩy sự phát triển của Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) đến năm 2045, đã được quyết định điều chỉnh quy hoạch chung với diện tích hơn 27.100 ha.

Khu vực này bao gồm thị trấn Lăng Cô, xã Lộc Vĩnh, Lộc Tiến và xã Lộc Thuỷ, được điều chỉnh dựa trên Quyết định số 418 ngày 20/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều chỉnh quy hoạch này nhằm đảm bảo sự phù hợp với Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Cũng nhằm đáp ứng các quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt.


Toàn cảnh cảng Chân Mây nhìn từ trên cao

 Mục tiêu của việc điều chỉnh quy hoạch là biến Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một khu vực kinh tế hoàn chỉnh với cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội hiện đại, có khả năng cạnh tranh cao trong thu hút công nghiệp, công nghệ, du lịch, và dịch vụ. Ngoài ra, cũng tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn, kết nối nhanh chóng với thị trường quốc tế và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao.

Phương án quy hoạch mới tập trung vào việc phát triển cảng Chân Mây như là động lực chính cho sự phát triển công nghiệp và hậu cần cảng. Đồng thời, đa dạng hóa các loại hình phát triển công nghiệp và tối ưu hóa quỹ đất cho công nghiệp và du lịch.

Tại Hội nghị, các đại biểu và người dân trong vùng cũng đã có những ý kiến trao đổi, kiến nghị với đơn vị tư vấn cũng như Ban quản lý Khu kinh tế và công nghiệp tỉnh những vấn đề liên quan thực tiễn địa phương với mong muốn các đơn vị có những điều chỉnh phù hợp để giúp hài hoà giữa phát triển và đời sống sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Tạo động lực phát triển Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô xứng tầm là vùng trọng điểm phía nam của tỉnh và hướng tới xây dựng đô thị trong tương lai.

CÔNG THANH

Tags Cảng Chân Mây - Lăng Cô Khu kinh tế Chân Mây điều chỉnh quy hoạch

Các tin khác

Tuy số lượng hơn 400 khu công nghiệp tại Việt Nam là khu công nghiệp sinh thái vẫn còn hạn chế nhưng trong tương lai, nhu cầu về loại hình bất động sản này sẽ tăng trưởng.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...

Với việc chuyển đổi sang mô hình "xanh hóa," các khu công nghiệp sinh thái sẽ mang đến một tầm nhìn đầy hứa hẹn về tương lai nơi sự thịnh vượng kinh tế song hành với tính bền vững môi trường.

Việc xây dựng khu công nghiệp sinh thái và chuyển đổi khu công nghiệp (KCN) truyền thống thành KCN sinh thái là nhu cầu tất yếu, cấp bách để Việt Nam kiến tạo lợi thế cạnh tranh lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời đóng góp đáng kể vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Các KCN sinh thái đang được nhân rộng tại Việt Nam đã khẳng định phát triển bền vững là mục tiêu giúp doanh nghiệp Việt Nam xác định tầm nhìn và định hướng chiến lược kinh doanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục