Khu chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ hướng tới xanh thông minh và bền vững

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/12/2023 | 11:41:45 AM

QLMT - Trải qua 20 năm phát triển, tính đến năm 2023, TP Cần Thơ quy hoạch phát triển 13 KCN với tổng diện tích khoảng 7.473,23ha.

Trong đó đã thành lập 6 KCN, với tổng diện tích khoảng 987,57 ha, định hướng phát triển khu công nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 thành lập thêm 07 khu công nghiệp với diện tích 6.485,75ha. Trong năm 2022, thành phố Cần Thơ đã thu hút được nhà đầu tư hàng đầu về phát triển khu công nghiệp tại Việt Nam, VSIP Group đầu tư Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ và được định hướng xây dựng theo mô hình KCN xanh, thông minh và bền vững.


Ông Phạm Duy Tín, Trưởng ban Ban Quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ, cho biết:

Các KCN tập trung của thành phố đã và đang được định hướng phát triển ngày càng hiện đại, thân thiện môi trường, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ; ưu tiên kêu gọi các doanh nghiệp (DN) chiến lược, đặc biệt là DN công nghệ nước ngoài và nhà đầu tư hạ tầng tầm cỡ để tạo mũi nhọn phát triển các KCN hiện đại, KCN xanh, thân thiện, bền vững.

Các KCN của thành phố hiện có 258 dự án đầu tư. Trong đó có 228 dự án đầu tư trong nước, 29 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) và 1 dự án ODA. Các DN FDI trong KCN đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ: Thái Lan, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Bahamas, Samoa, Seychelles, Marshall Islands, Hàn Quốc, Trung Quốc và 5 liên doanh: Việt Nam - Hồng Kông, Việt Nam - Đài Loan, Việt Nam - Thái Lan, Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam - Singapore. Các DN hoạt động chủ yếu trong các ngành: thủy sản, may mặc, giày da, cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến phụ phẩm, bia rượu, nước giải khát, DN kinh doanh hạ tầng và các lĩnh vực khác (ngân hàng, bưu điện, điện lực, kho…).





Lũy kế đến nay, các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ có 257 dự án (gồm 219 dự án đang hoạt động, 15 dự án đang xây dựng, 05 dự án chưa xây dựng, 18 dự án ngưng hoạt động), cho thuê 342,82 ha đất công nghiệp, tổng vốn đầu tư đăng ký 1,910 tỷ USD, vốn thực hiện 1,161 tỷ USD chiếm 61% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Thời gian qua, lãnh đạo Trung ương, các bộ ngành, Đảng bộ, chính quyền thành phố luôn quan tâm hỗ trợ, tích cực đồng hành để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các KCN TP Cần Thơ. UBND thành phố quan tâm, tích cực chỉ đạo công tác lập quy hoạch, thu hồi, giao, cho thuê lại đất đối với các dự án KCN. Đồng thời, chỉ đạo cơ quan chuyên môn xây dựng những chính sách ưu đãi để thu hút các DN đầu tư vào các KCN. Trên địa bàn thành phố có các khu đô thị được quy hoạch hoàn chỉnh, đi kèm các dịch vụ tài chính, ngân hàng, trường học, bệnh viện, các khu dân cư đang phát triển là nguồn cung cấp nhân lực, lao động dồi dào và các dịch vụ cho KCN, góp phần thực hiện thành công những mục tiêu Nghị quyết số 59-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra.


Ông Phạm Duy Tín ( áo trắng ), dự lễ khởi động KCN Vĩnh Thạnh – VSIP Cần Thơ.

Để phát triển các KCN trên địa bàn thành phố xứng tầm là trung tâm công nghiệp của vùng ĐBSCL, TP Cần Thơ đã chú trọng vào công tác quy hoạch phát triển các KCN. Theo định hướng phát triển thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, TP Cần Thơ sẽ điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN, nâng tổng diện tích quy hoạch phát triển các KCN trên 7.473,23ha. Trong đó, tập trung mở rộng phát triển hệ sinh thái các KCN hiện đại, xanh, sạch, thân thiện với môi trường, kết nối thuận lợi với các tuyến cao tốc trọng điểm của vùng, Cảng hàng không quốc tế, bến cảng…; quy hoạch phát triển ở những khu vực có quỹ đất lớn, tạo lợi thế trong thu hút đầu tư, tập trung tại địa bàn huyện Vĩnh Thạnh với tổng diện tích trên 5.400ha, Cờ Đỏ - Thới Lai trên 1.000ha.

Tập trung vào công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư, mời gọi các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước có năng lực tài chính, có kinh nghiệm phát triển các KCN, với hệ sinh thái các doanh nghiệp thứ cấp đa dạng, khả năng lấp đầy nhanh. Đối với các dự án thứ cấp thì ưu tiên phát triển những loại hình công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp xanh; sản xuất, chế biến sâu nông - thủy - hải sản; công nghiệp hỗ trợ; dược phẩm; dược liệu; cơ khí hỗ trợ nông nghiệp; điện, điện tử, công nghệ thông tin; công nghệ sinh học; năng lượng sạch; sản xuất hàng tiêu dùng… gắn kết việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động có tay nghề với nhu cầu việc làm của các khu công nghiệp, tạo cầu nối giữa 3 nhà "nhà đầu tư - nhà trường - nhà nước”. TP Cần Thơ đang phát triển xứng tầm là trung tâm công nghiệp của vùng ĐBSCL.

HOÀI PHƯƠNG

Tags Cần Thơ VSIP Group xanh thông minh bền vững

Các tin khác

Tuy số lượng hơn 400 khu công nghiệp tại Việt Nam là khu công nghiệp sinh thái vẫn còn hạn chế nhưng trong tương lai, nhu cầu về loại hình bất động sản này sẽ tăng trưởng.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...

Với việc chuyển đổi sang mô hình "xanh hóa," các khu công nghiệp sinh thái sẽ mang đến một tầm nhìn đầy hứa hẹn về tương lai nơi sự thịnh vượng kinh tế song hành với tính bền vững môi trường.

Việc xây dựng khu công nghiệp sinh thái và chuyển đổi khu công nghiệp (KCN) truyền thống thành KCN sinh thái là nhu cầu tất yếu, cấp bách để Việt Nam kiến tạo lợi thế cạnh tranh lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời đóng góp đáng kể vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Các KCN sinh thái đang được nhân rộng tại Việt Nam đã khẳng định phát triển bền vững là mục tiêu giúp doanh nghiệp Việt Nam xác định tầm nhìn và định hướng chiến lược kinh doanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục