Bình Phước: Phê duyệt quy hoạch tỉnh tạo tiền đề để phát triển khu công nghiệp

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/11/2023 | 11:19:08 AM

QLMT - Cùng với việc phát triển hạ tầng đồng bộ, quyết định phê duyệt quy hoạch của tỉnh Bình Phước, trong đó có quy hoạch KCN đã tháo gỡ nút thắt cơ bản trong phát triển KCN của tỉnh.

Sau gần 03 năm được tái lập, tỉnh Bình Phước đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép quy hoạch xây dựng KCN đầu tiên (KCN Chơn Thành) với diện tích 500 ha (tại Công văn số 15/CP-KCN ngày 07/12/1999).

Đến ngày 21/8/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1107/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, theo đó tỉnh Bình Phước được được quy hoạch 07 KCN với diện tích 2.950 ha.

Qua nhiều lần điều chỉnh, đến ngày 11/9/2009, Bình Phước đã có 08 KCN được chấp thuận chủ trương thành lập với diện tích quy hoạch 5.244 ha.

Kể từ đó, Bình Phước tiếp tục thu hút đầu tư, phát triển KCN và tiếp tục lựa chọn nhà đầu tư hạ tầng, tham mưu điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp.

Sơ đồ các KCN hiện hữu của tỉnh Bình Phước
Sơ đồ các KCN hiện hữu của tỉnh Bình Phước

Đến ngày 26/11/2015, Thủ tướng Chính phủ có Công văn số 2162/TTg-KTN về việc điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN tỉnh Bình Phước đến năm 2020, theo đó tỉnh Bình Phước được quy hoạch 13 KCN với tổng diện tích là 4.686 ha và hoạt động ổn định cho đến nay.

Đến thời điểm hiện tại, đã có 12/13 KCN đi vào hoạt động, thu hút được 391 dự án thứ cấp (trong đó có 291 dự án FDI và 100 dự án trong nước), với tổng số vốn đầu tư đăng ký 3.548,2 triệu USD và 18.214,71tỷ đồng và tổng diện tích đất thuê 1.429,66ha.

Trong 12 KCN đi vào hoạt động, có 08 KCN với diện tích lấp đầy trên 90%, vì vậy quy hoạch hiện hữu như chiếc áo đã chật, không còn dư địa để thu hút các nhà đầu tư tầm cỡ. Một số chủ đầu tư hạ tầng có năng lực muốn điều chỉnh, mở rộng KCN hoặc thay đổi ngành nghề đầu tư đều không có đủ cơ sở pháp lý để thực hiện.

Ngày 24/11/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1489/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, theo đó cho quy hoạch mở rộng 03 KCN hiện hữu, đặc biệt là thành lập mới các KCN Đông Nam Đồng Phú với diện tích 1.619 ha. Ngoài ra, Quyết định này cũng đã xác định 15 KCN tiềm năng nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Cùng với việc phát triển hạ tầng đồng bộ, quyết định phê duyệt quy hoạch của tỉnh Bình Phước, trong đó có quy hoạch KCN đã tháo gỡ nút thắt cơ bản trong phát triển KCN của tỉnh nhà, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, góp phần vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh nhà nhanh và bền vững./.

DUY ANH

Tags Bình Phước phê duyệt quy hoạch phát triển khu công nghiệp

Các tin khác

Bộ Công Thương khẩn trương triển khai các hoạt động nhằm sớm phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp và thông tư hướng dẫn thực hiện.

Dự án Triển khai khu công nghiệp sinh thái (KCNST) tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCNST toàn cầu vừa được tổng kết. Các nỗ lực xây dựng, chuyển đổi theo mô hình này đã lan tỏa và sẽ tiếp tục được duy trì.

Tại Việt Nam, các khu công nghiệp (KCN) đã đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế, nhưng chưa đóng góp nhiều cho tăng trưởng xanh và bền vững bởi những tác động của nó đến môi trường sinh thái. Trước xu hướng phát triển bền vững và tăng trưởng xanh là xu thế bao trùm toàn thế giới và xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn trong nước, việc chuyển đổi và phát triển các KCN bền vững tại Việt Nam là một trong những giải pháp mang tính cấp thiết cần phải đặt lên hàng đầu.

Những năm qua, Hà Nội chú trọng quy hoạch, xây dựng cụm công nghiệp tại các làng nghề, từ đó góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Đặc biệt, các cụm công nghiệp còn giải quyết hiệu quả vấn đề ô nhiễm môi trường, tạo thêm nhiều việc làm và nguồn thu cho lao động nông thôn...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục