QLMT - Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, 100% các khu công nghiệp được quy hoạch và triển khai đầu tư xây dựng nhà ở công nhân và thiết chế văn hóa cho người lao động.
Theo thống kê, TP Hà Nội hiện có 10 KCN được thành lập và đi vào hoạt động với tổng diện tích hơn 1.300 ha. Trong đó, có 9 KCN đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng, có tỷ lệ lấp đầy 100%, 01 KCN đang hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, và tích cực thu hút dự án đầu tư.
Trong tổng số 10 KCN đang hoạt động có 4 dự án nhà ở cho công nhân lao động đã và đang tiến hành xây dựng (một phần đã đưa vào khai thác, sử dụng) với tổng công suất thiết kế khoảng 22.420 chỗ ở. Hiện đã hoàn thành được 8.388 chỗ ở, và đã bố trí cho công nhân thuê được 8.082 chỗ.
Thời gian tới, TP Hà Nội sẽ tiến hành triển khai các nội dung thực hiện chỉnh trang các KCN gồm: Rà soát, triển khai xây dựng đồng bộ hạ tầng ngoài hàng rào KCN; Thực hiện cải tạo xây dựng hạ tầng đồng bộ trong KCN; Xây dựng các thiết chế văn hóa, nhà ở cho công nhân lao động trong các KCN.
Hà Nội phấn đấu 100% các khu công nghiệp được quy hoạch và triển khai đầu tư xây dựng nhà ở công nhân.(Ảnh: Internet)
Việc rà soát, chỉnh trang xây dựng hạ tầng các KCN được thực hiện hàng năm, phấn đấu đến năm 2030 các KCN của TP được xây dựng đồng bộ, hiện đại, xanh, sạch, đẹp. Đến năm 2025, ít nhất xây dựng thêm được 1 đến 2 khu nhà ở công nhân cho các KCN đang hoạt động và đến năm 2030 toàn bộ các KCN của TP có nhà ở cho công nhân lao động kèm theo các thiết chế văn hóa phục vụ nhu cầu của công nhân lao động trong các KCN.
UBND TP Hà Nội giao Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội chủ trì, phối hợp cùng các Sở, ngành và các quận, huyện có KCN rà soát tình hình đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN và chỉ đạo các chủ đầu tư hạ tầng hoàn thiện các phần hạ tầng chưa xây dựng giai đoạn từ nay đến năm 2025.
Chủ trì, đôn đốc các đơn vị được giao thực hiện công tác chỉnh trang các KCN đang hoạt động. Đồng thời, phối hợp với các Sở, ngành rà soát về nhu cầu nhà ở công nhân, rà soát điều chỉnh quy hoạch để tạo quỹ đất cho nhà ở công nhân và các công trình thiết chế văn hóa phục vụ người lao động trong KCN.
TUỆ NHI
Tags
Hà Nội
KCN
nhà ở cho công nhân
hạ tầng kcn
Tuy số lượng hơn 400 khu công nghiệp tại Việt Nam là khu công nghiệp sinh thái vẫn còn hạn chế nhưng trong tương lai, nhu cầu về loại hình bất động sản này sẽ tăng trưởng.
Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...
Với việc chuyển đổi sang mô hình "xanh hóa," các khu công nghiệp sinh thái sẽ mang đến một tầm nhìn đầy hứa hẹn về tương lai nơi sự thịnh vượng kinh tế song hành với tính bền vững môi trường.
Việc xây dựng khu công nghiệp sinh thái và chuyển đổi khu công nghiệp (KCN) truyền thống thành KCN sinh thái là nhu cầu tất yếu, cấp bách để Việt Nam kiến tạo lợi thế cạnh tranh lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời đóng góp đáng kể vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Các KCN sinh thái đang được nhân rộng tại Việt Nam đã khẳng định phát triển bền vững là mục tiêu giúp doanh nghiệp Việt Nam xác định tầm nhìn và định hướng chiến lược kinh doanh.