Thanh Hoá: Phản biện đề án di dời các cơ sở gây ô nhiễm vào khu công nghiệp

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/11/2023 | 8:29:18 AM

QLMT - Ngày 06/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội thảo phản biện “Đề án di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trong khu đô thị, khu dân cư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu sản xuất tập trung.

Đề án đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt đề cương theo Quyết định số 5510/QĐ-UBND ngày 30/12/2021. Sau đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thống nhất điều chỉnh tên Đề án thành "Di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030”.

Chủ tịch Liên hiệp hội TS. Nguyễn Văn Phát chủ trì Hội thảo. Tới dự có các thành viên Hội đồng phản biện; các chuyên gia, Thường trực, cơ quan và các ban của Liên hiệp hội; đại diện cơ quan soạn thảo
Chủ tịch Liên hiệp hội TS. Nguyễn Văn Phát chủ trì Hội thảo. Tới dự có các thành viên Hội đồng phản biện; các chuyên gia, Thường trực, cơ quan và các ban của Liên hiệp hội; đại diện cơ quan soạn thảo.

Theo báo cáo phục vụ hội thảo phản biện do Liên hiệp hội tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng phản biện và các chuyên gia, dự thảo Đề án được nghiên cứu công phu, có bố cục, kết cấu rõ ràng, tương đối hợp lý, nội dung được trình bày theo kết cấu tổng thể và các phần trong Đề án cơ bản đảm bảo tính logic, bám sát theo đề cương được duyệt. Tuy nhiên, tên gọi chưa phù hợp với nội hàm của Đề án, xác định phạm vi quá rộng so với nội dung Đề án; gặp khó khăn về công tác di dời và kinh phí thực hiện; phần thực trạng, hạn chế, nguyên nhân có một số nội dung bị trùng lặp; cần xác định lại mục tiêu và quan điểm…

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến thống nhất cho rằng cơ quan soạn thảo cần phân tích, đánh giá chi tiết hơn về các căn cứ pháp lý và cơ sở thực tiễn để xác định được tính khả thi của Đề án. Về tổ chức thực hiện, cần thể hiện được vai trò chỉ đạo của UBND tỉnh, vai trò giám sát của các tổ chức xã hội, trách nhiệm của chính quyền địa phương khi triển khai Đề án. Cần xây dựng cơ chế xử lý, xử phạt đối với các cơ sở vi phạm quy định.

Cơ quan soạn thảo là Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa đã ghi nhận, tiếp thu ý kiến và giải trình một số nội dung cần làm rõ trong dự thảo Đề án.

Sau Hội thảo, Liên hiệp hội sẽ hoàn thiện Báo cáo phản biện, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, gửi cơ quan soạn thảo tiếp thu và hoàn thiện.

BẢO MY

Tags Thanh Hoá di dời cơ sở gây ô nhiễm khu công nghiệp hội thảo khoa học

Các tin khác

Bộ Công Thương khẩn trương triển khai các hoạt động nhằm sớm phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp và thông tư hướng dẫn thực hiện.

Dự án Triển khai khu công nghiệp sinh thái (KCNST) tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCNST toàn cầu vừa được tổng kết. Các nỗ lực xây dựng, chuyển đổi theo mô hình này đã lan tỏa và sẽ tiếp tục được duy trì.

Tại Việt Nam, các khu công nghiệp (KCN) đã đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế, nhưng chưa đóng góp nhiều cho tăng trưởng xanh và bền vững bởi những tác động của nó đến môi trường sinh thái. Trước xu hướng phát triển bền vững và tăng trưởng xanh là xu thế bao trùm toàn thế giới và xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn trong nước, việc chuyển đổi và phát triển các KCN bền vững tại Việt Nam là một trong những giải pháp mang tính cấp thiết cần phải đặt lên hàng đầu.

Những năm qua, Hà Nội chú trọng quy hoạch, xây dựng cụm công nghiệp tại các làng nghề, từ đó góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Đặc biệt, các cụm công nghiệp còn giải quyết hiệu quả vấn đề ô nhiễm môi trường, tạo thêm nhiều việc làm và nguồn thu cho lao động nông thôn...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục