Thái Bình: Hướng tới phát triển bền vững tại các khu công nghiệp

  • Cập nhật: Thứ ba, 31/10/2023 | 8:45:21 AM

QLMT - Cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, cấp ủy, chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc chấp hành pháp luật về BVMT của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.


Ảnh minh hoạ

Ông Hoàng Văn Ngoạn, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: Thời gian qua, tỉnh ưu tiên thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường; bố trí các dự án đầu tư vào khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) bảo đảm phù hợp với tính chất, ngành nghề. Với lợi thế về môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, sự quan tâm, sát cánh và chia sẻ của chính quyền đối với các nhà đầu tư trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; cùng với việc xây dựng, triển khai nhất quán và có hiệu quả các chính sách về BVMT, an sinh xã hội, chất lượng lao động, Thái Bình đang có những tiềm năng lớn để thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng hiện tại sang tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế các-bon thấp. Tỉnh đang áp dụng lồng ghép, thực hiện các nội dung BVMT vào các nhiệm vụ quy hoạch, dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; chú trọng ưu tiên, thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao, công nghệ sạch thân thiện với môi trường; yêu cầu khi tiếp nhận các dự án vào KCN, CCN phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường, đề xuất các giải pháp BVMT; hạn chế thu hút dự án có vị trí ở ngoài KCN, CCN và không thu hút các loại hình sản xuất, kinh doanh nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn và yêu cầu các tổ chức, đơn vị hoàn thiện các thủ tục về môi trường, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật. Do vậy, các chỉ tiêu, mục tiêu về môi trường đã đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đều đạt và có sự cải thiện dần qua từng năm, nhất là so với giai đoạn trước; trong đó, tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh xây dựng mới đạt yêu cầu về BVMT đạt 100%; tỷ lệ KCN đáp ứng yêu cầu BVMT đạt 100%.

Cùng với đó, Thái Bình không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường đối với các dự án sản xuất, kinh doanh. 5 năm qua, UBND tỉnh quyết định phê duyệt 137 báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp 14 giấy phép môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường cấp 27 giấy xác nhận đăng ký kế hoạch BVMT, 2 đề án BVMT, 40 giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT phục vụ giai đoạn vận hành của dự án; thu trên 4,7 tỷ đồng tiền phí BVMT đối với nước thải công nghiệp. Đồng thời, kiên quyết sàng lọc, ngăn ngừa công nghệ sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Đến nay, 100% dự án đầu tư mới được cấp giấy phép môi trường mới được phép hoạt động chính thức. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng CCN Thống Nhất (Hưng Hà) có diện tích hơn 39ha, được chia làm 2 giai đoạn. Đến nay, giai đoạn 1 đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, nhà đầu tư đang hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thu hút nhà đầu tư thứ cấp.

Bà Nguyễn Thị Hảo, Giám đốc Công ty TNHH PHT Hoa Việt cho biết: Ngay sau khi có mặt bằng sạch, nhà đầu tư hạ tầng đã tập trung hoàn thiện hạ tầng CCN, trong đó đặc biệt quan tâm đầu tư trạm xử lý nước thải. Hiện trạm xử lý nước thải công suất 750m3/ngày đêm đã hoàn thành, đang hoàn thiện các thủ tục cấp giấy phép về môi trường.

Công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên địa bàn tỉnh được chú trọng. 100% xã, phường, thị trấn đã thành lập tổ thu gom rác thải, vận chuyển về các nhà máy xử lý rác để xử lý; đã tham mưu hỗ trợ đầu tư xây dựng các khu xử lý CTRSH gắn với thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, tỷ lệ thu gom, xử lý CTRSH nông thôn đạt 90 - 95%; 7/7 huyện đã hoàn thành quy hoạch 7 địa điểm thực hiện dự án xử lý rác thải công nghệ cao cập nhật vào quy hoạch sử dụng đất, được HĐND tỉnh ban hành nghị quyết thông qua, đang trong giai đoạn tạo mặt bằng sạch để thu hút đầu tư; HĐND tỉnh đã ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh bằng công nghệ hiện đại quy mô huyện hoặc liên huyện.

Ông Đỗ Xuân Khu, Phó Chủ tịch UBND huyện Kiến Xương cho biết: Thời gian qua, công tác vệ sinh môi trường, thu gom và xử lý CTRSH ở các xã, thị trấn đã có chuyển biến tích cực. 100% xã, thị trấn duy trì hiệu quả hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải; tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn đạt trên 95%. Huyện đã quy hoạch khu xử lý CTRSH tập trung quy mô cấp huyện, đang hoàn thiện các thủ tục để thu hút nhà đầu tư.

Theo ông Hoàng Văn Ngoạn, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường: Quan điểm nhất quán của tỉnh là luôn thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về BVMT, gắn quy hoạch BVMT với các quy hoạch phát triển đô thị, KCN, CCN... Qua đó phục vụ hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thời gian tới, Sở tiếp tục tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường nhằm nâng cao hơn nữa công tác BVMT.

BẢO MY

Tags Thái Bình phát triển bền vững khu công nghiệp

Các tin khác

Bộ Công Thương khẩn trương triển khai các hoạt động nhằm sớm phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp và thông tư hướng dẫn thực hiện.

Dự án Triển khai khu công nghiệp sinh thái (KCNST) tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCNST toàn cầu vừa được tổng kết. Các nỗ lực xây dựng, chuyển đổi theo mô hình này đã lan tỏa và sẽ tiếp tục được duy trì.

Tại Việt Nam, các khu công nghiệp (KCN) đã đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế, nhưng chưa đóng góp nhiều cho tăng trưởng xanh và bền vững bởi những tác động của nó đến môi trường sinh thái. Trước xu hướng phát triển bền vững và tăng trưởng xanh là xu thế bao trùm toàn thế giới và xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn trong nước, việc chuyển đổi và phát triển các KCN bền vững tại Việt Nam là một trong những giải pháp mang tính cấp thiết cần phải đặt lên hàng đầu.

Những năm qua, Hà Nội chú trọng quy hoạch, xây dựng cụm công nghiệp tại các làng nghề, từ đó góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Đặc biệt, các cụm công nghiệp còn giải quyết hiệu quả vấn đề ô nhiễm môi trường, tạo thêm nhiều việc làm và nguồn thu cho lao động nông thôn...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục