QLMT - Bình Định vừa khảo sát thực địa dọc tuyến Quốc lộ 19 để xem xét phát triển các khu, cụm công nghiệp.
Tỉnh Bình Định vừa khảo sát thực địa dọc tuyến Quốc lộ 19 để xem xét phát triển các khu, cụm công nghiệp. Cụ thể, tỉnh đã khảo sát các điểm dọc tuyến tránh phía Nam QL19 gồm đoạn kết nối từ tuyến đường tránh phía Nam thị trấn Phú Phong với tuyến đường đi KCN Becamex VSIP tại huyện Tây Sơn; đường kết nối từ đập dâng Phú Phong đi quốc lộ 19B.
Trong thời gian tới, tỉnh sẽ rà soát, bổ sung thêm quỹ đất để phát triển sản xuất công nghiệp dọc tuyến đường tránh phía Nam Phú Phong, đưa vào quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030. Tỉnh cũng nghiên cứu việc đưa ba loại rừng ra khỏi quy hoạch và chuyển đổi mục đích phục vụ phát triển công nghiệp thời gian tới.
Tuyến đường tránh phía Nam thị trấn Phú Phong kết nối với QL19. Ảnh: Cổng thông tin Bình Định
Hiện nay, cạnh Quốc lộ 19 đã có hai khu công nghiệp hoạt động là Nhơn Hòa (314 ha) và Bình Nghi (228 ha). Việc phát triển công nghiệp dọc tuyến QL19 được địa phương đánh giá phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội. Quốc lộ 19 có chiều dài gần 230 km, là tuyến đường kết nối Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (tỉnh Gia Lai) xuống cảng Quy Nhơn (Bình Định). Tuyến đường đang được nâng cấp, khi hoàn thành sẽ tạo trục giao thông, hàng hóa kết nối Tây Nguyên với cảng Quy Nhơn. Hình thành các khu công nghiệp dọc trục dự kiến thu hút nhiều nhà đầu tư, tạo động lực cho kinh tế xã hội.
Bình Định có nhiều lợi thế phát triển công nghiệp. Địa phương có hệ thống giao thông khá đồng bộ với QL1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam xuyên suốt chiều dài của tỉnh. QL19 chạy theo hướng Ðông - Tây, nối các tỉnh Tây Nguyên. Sân bay Phù Cát là một trong bốn sân bay lớn ở phía Nam. Cảng biển Quy Nhơn trong vùng neo đậu kín gió, cầu cảng có thể đón tàu trọng tải 30.000 tấn. Đây cũng là địa phương hút nhân lực chất lượng cao, có nhiều trường đào tạo khoa học, kỹ thuật, công nghệ.
DUY ANH
Tags
Bình Định
Quốc lộ 19
khu công nghiệp
Tuy số lượng hơn 400 khu công nghiệp tại Việt Nam là khu công nghiệp sinh thái vẫn còn hạn chế nhưng trong tương lai, nhu cầu về loại hình bất động sản này sẽ tăng trưởng.
Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...
Với việc chuyển đổi sang mô hình "xanh hóa," các khu công nghiệp sinh thái sẽ mang đến một tầm nhìn đầy hứa hẹn về tương lai nơi sự thịnh vượng kinh tế song hành với tính bền vững môi trường.
Việc xây dựng khu công nghiệp sinh thái và chuyển đổi khu công nghiệp (KCN) truyền thống thành KCN sinh thái là nhu cầu tất yếu, cấp bách để Việt Nam kiến tạo lợi thế cạnh tranh lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời đóng góp đáng kể vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Các KCN sinh thái đang được nhân rộng tại Việt Nam đã khẳng định phát triển bền vững là mục tiêu giúp doanh nghiệp Việt Nam xác định tầm nhìn và định hướng chiến lược kinh doanh.