Nhà máy sản xuất xanh ở khu công nghiệp Hiệp Phước

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/9/2023 | 10:47:19 AM

QLMT - Được biết, 31 doanh nghiệp tại KCN Hiệp Phước đã được chọn tham gia dự án Triển khai sáng kiến KCN sinh thái hướng tới mô hình KCN bền vững tại Việt Nam.

Ngày 16-9, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP HCM 2023 (diễn ra từ ngày 13 đến 17-9), đoàn đại biểu gồm 33 chuyên gia, doanh nghiệp… quốc tế đã đến tham quan thực tế Công ty TNHH Giấy Xuân Mai tại khu công nghiệp (KCN) Hiệp Phước. Tại đây, đoàn đã tìm hiểu về về nhà máy, quá trình chuyển đổi sang sản xuất xanh và tham quan quy trình sản xuất, nhà máy xử lý nước thải…

Khu vực tập kết nguyên liệu tại nhà máy
Khu vực tập kết nguyên liệu tại nhà máy

Công ty Giấy Xuân Mai là 1 trong 31 doanh nghiệp tại KCN Hiệp Phước được chọn tham gia dự án Triển khai sáng kiến KCN sinh thái hướng tới mô hình KCN bền vững tại Việt Nam (theo chương trình hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổ chức Phát triển Liên hiệp quốc – UNIDO).

Các doanh nghiệp này tập huấn nâng cao nhận thức cho người lao động; hỗ trợ nhà máy tìm kiếm những cơ hội trong lĩnh vực kinh tế, môi trường, vận hành để đạt hiệu quả hơn. Các chủ doanh nghiệp đã thấy được lợi ích này bên cạnh mệnh lệnh của thị trường châu Âu, Bắc Á, châu Mỹ đang yêu cầu nhà bán hàng phải phát triển xanh.

Giấy vụn được tập kết để đưa vào máy nghiền thành bột giấy
Giấy vụn được tập kết để đưa vào máy nghiền thành bột giấy

Đại diện công ty giới thiệu về nhà máy
Đại diện công ty giới thiệu về nhà máy

Công ty Giấy Xuân Mai được thành lập năm 2004. Ông Phạm Văn Dũng, Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty, cho biết đến nay, công ty có hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống xử lý nước thải/chất thải đứng trong top đầu của ngành giấy và bột giấy Việt Nam.

Công ty đã đầu tư thiết bị và công nghệ nhằm giảm tối đa việc sử dụng nguyên, nhiên liệu, giảm thiểu lượng chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, giảm thiểu việc ảnh hưởng của quá trình sản xuất đến môi trường. Trung bình, mỗi năm công ty tiết kiệm được khoảng 200.000 USD nhờ chuyển đổi xanh.

Ông Phạm Văn Dũng (áo sơ mi trắng) hướng dẫn khách tham quan nhà máy
Ông Phạm Văn Dũng (áo sơ mi trắng) hướng dẫn khách tham quan nhà máy

Việc vận hành sản xuất tại nhà máy chủ yếu được thực hiện tự động hóa
Việc vận hành sản xuất tại nhà máy chủ yếu được thực hiện tự động hóa

Với quy mô 2 nhà máy, công ty chuyên sản xuất giấy Kraft (công suất 60.000 tấn/năm) và giấy Tissue (công suất 35.000 tấn/năm). Khoảng 80%-90% các công đoạn sản xuất của công ty đã đạt tiêu chuẩn xanh hóa. Riêng trạm xử lý nước thải, công ty đã đầu tư khoảng 5 triệu USD, các khoản đầu tư khác cũng trên dưới vài triệu USD.

Giấy thành phẩm của Công ty Xuân May được dùng trong sản xuất thùng cạc-tông và giấy văn phòng, giấy tập học sinh
Giấy thành phẩm của Công ty Xuân May được dùng trong sản xuất thùng cạc-tông và giấy văn phòng, giấy tập học sinh

Công ty Giấy Xuân Mai đã đầu tư khoảng 5 triệu USD cho hệ thống xử lý nước thải
Công ty Giấy Xuân Mai đã đầu tư khoảng 5 triệu USD cho hệ thống xử lý nước thải

Việc xanh hoá sản xuất cũng mang lại cho công ty nhiều hợp đồng thường xuyên, ổn định; doanh thu xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, châu Âu, châu Á tăng đều kể từ sau dịch COVID-19 đến nay.

AN NA

Tags sản xuất xanh KCN Hiệp Phước KCN sinh thái Giấy Xuân Mai

Các tin khác

Bộ Công Thương khẩn trương triển khai các hoạt động nhằm sớm phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp và thông tư hướng dẫn thực hiện.

Dự án Triển khai khu công nghiệp sinh thái (KCNST) tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCNST toàn cầu vừa được tổng kết. Các nỗ lực xây dựng, chuyển đổi theo mô hình này đã lan tỏa và sẽ tiếp tục được duy trì.

Tại Việt Nam, các khu công nghiệp (KCN) đã đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế, nhưng chưa đóng góp nhiều cho tăng trưởng xanh và bền vững bởi những tác động của nó đến môi trường sinh thái. Trước xu hướng phát triển bền vững và tăng trưởng xanh là xu thế bao trùm toàn thế giới và xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn trong nước, việc chuyển đổi và phát triển các KCN bền vững tại Việt Nam là một trong những giải pháp mang tính cấp thiết cần phải đặt lên hàng đầu.

Những năm qua, Hà Nội chú trọng quy hoạch, xây dựng cụm công nghiệp tại các làng nghề, từ đó góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Đặc biệt, các cụm công nghiệp còn giải quyết hiệu quả vấn đề ô nhiễm môi trường, tạo thêm nhiều việc làm và nguồn thu cho lao động nông thôn...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục