Bắc Giang: Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp Nghĩa Hưng, Lạng Giang

  • Cập nhật: Thứ sáu, 18/8/2023 | 9:36:34 AM

QLMT - Khu công nghiệp Nghĩa Hưng nằm tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Diện tích nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 152 ha, trong đó đất KCN khoảng 149 ha.

Một góc huyện Lạng Giang
Một góc huyện Lạng Giang. Ảnh: Báo Bắc Giang

Mới đây, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang.

Khu Công nghiệp(KCN) Nghĩa Hưng thuộc địa phận hành chính xã Đào Mỹ và xã Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Ranh giới phía đông nam giáp ĐT 398B; phía tây nam giáp ĐT 292B; phía tây bắc giáp đất canh tác nông nghiệp xã Đào Mỹ; phía đông bắc giáp đất canh tác nông nghiệp xã Nghĩa Hưng và quỹ đất quy hoạch khu đô thị dịch vụ Nghĩa Hưng.

Diện tích nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 152 ha, trong đó đất KCN khoảng 149 ha; đất hành lang giao thông (ĐT 292B và ĐT 398B) khoảng 3 ha.

KCN Nghĩa Hưng là KCN tổng hợp đa ngành, có công nghệ hiện đại, tiên tiến, chủ yếu là công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất và lắp ráp; có tính chất kỹ thuật cao, công nghiệp thân thiện với môi trường.

Thu hút các ngành công nghiệp theo định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh như ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng; Ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp và chế tạo: điện, điện tử, điện lạnh, công nghệ thông tin; công nghiệp cơ khí, sản xuất, lắp ráp, chế tạo máy và tự động hóa...

Tổng thể khu vực quy hoạch được phân chia thành các không gian chính bao gồm khu vực cảnh quan trung tâm, nơi cung cấp các dịch vụ như trưng điều hành, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, trung tâm y tế, trung tâm đào tạo, cơ sở lưu trú.

Khu vực này phục vụ trực tiếp cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp tại các lô đất DV-01, DV-02 với tổng diện tích khoảng 2,8 ha nằm tiếp giáp với tuyến ĐT 298B và ĐT 398B. Tầng cao tối đa 9 tầng, mật độ xây dựng tối đa 50%.

Khu vực cảnh quan công nghiệp bao gồm các lô đất xây dựng nhà xưởng bố trí bám theo các trục đường giao thông trong dự án với tầng cao tối đa 5 tầng, mật độ xây dựng tối đa 70%. Các vị trí giáp ranh giới, khu dân cư hiện trạng và khu đô thị dịch vụ Nghĩa Hưng ưu tiên bố trí các ngành công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường.

Dự kiến bố trí quỹ đất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư, các doanh nghiệp thuộc diện ưu tiên, hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, kinh doanh theo 5 quy định của pháp luật… tại một lô đất CN-02.2 (diện tích khoảng 5 ha, chiếm khoảng 5,1% tổng diện tích đất công nghiệp).

Khu vực cảnh quan xanh, không gian mở sẽ bố trí linh hoạt giữa các mảng cây xanh tập trung, cây xanh dọc theo các tuyến đường, cây xanh xung quanh nhà xưởng kết hợp với hệ thống cây xanh cách ly với khoảng cách đảm bảo theo tiêu chuẩn tạo nên các mảng không gian liên hoàn, khoảng đệm sinh thái giữa khu công nghiệp với các khu chức năng khác xung quanh.

Riêng tại vị trí giáp ranh với khu đô thị dịch vụ Nghĩa Hưng về phía Bắc bố trí các công trình phụ trợ: bãi đỗ xe, khu điều hành, dịch vụ, khu lưu trú, các khoảng không gian cây xanh mặt nước với khoảng cách lớn.

Khu vực đất hạ tầng kỹ thuật, các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật bao gồm nhà máy nước, trạm biến áp 110kv, trạm xử lý nước thải, khu vực trung chuyển chất thải rắn bố trí tập trung tại lô đất HTKT (diện tích khoảng 2,5 ha) nằm về phía tây nam, giáp ĐT 292B.

Quy hoạch mạng lưới giao thông phù hợp với định hướng của quy hoạch cấp trên. Mạng lưới đường giao thông nội bộ khu công nghiệp quy hoạch theo hình thức ô bàn cờ, tiếp cận dễ dàng đến từng ô đất trong khu công nghiệp.

Khu vực bãi đỗ xe tập trung sẽ bố trí ba bãi đỗ xe tại các lô đất BĐX-01, BĐX-02, BĐX-03 với diện tích khoảng 3,2 ha nằm tại các khu vực cổng vào KCN và giáp các khu đất dịch vụ, các vị trí này nằm phân tán để đảm bảo bán kính phục vụ tốt nhất.

Trong mỗi lô đất xây dựng công trình phải bố trí khoảng lùi xây dựng tối thiểu từ 3,5 m đến 6 m (phía giáp đường giao thông tối thiểu 6m, các vị trí còn lại 3,5 m).

KHÁNH DUNG

Tags Bắc Giang Phê duyệt Quy hoạch Khu công nghiệp Nghĩa Hưng Lạng Giang

Các tin khác

Tuy số lượng hơn 400 khu công nghiệp tại Việt Nam là khu công nghiệp sinh thái vẫn còn hạn chế nhưng trong tương lai, nhu cầu về loại hình bất động sản này sẽ tăng trưởng.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...

Với việc chuyển đổi sang mô hình "xanh hóa," các khu công nghiệp sinh thái sẽ mang đến một tầm nhìn đầy hứa hẹn về tương lai nơi sự thịnh vượng kinh tế song hành với tính bền vững môi trường.

Việc xây dựng khu công nghiệp sinh thái và chuyển đổi khu công nghiệp (KCN) truyền thống thành KCN sinh thái là nhu cầu tất yếu, cấp bách để Việt Nam kiến tạo lợi thế cạnh tranh lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời đóng góp đáng kể vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Các KCN sinh thái đang được nhân rộng tại Việt Nam đã khẳng định phát triển bền vững là mục tiêu giúp doanh nghiệp Việt Nam xác định tầm nhìn và định hướng chiến lược kinh doanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục