5 tỉnh thành có nhiều khu công nghiệp nhất Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/7/2023 | 10:42:39 AM

Các địa phương có nhiều khu công nghiệp nhất cả nước chủ yếu tập trung ở phía Nam Việt Nam.

Theo số liệu mới nhất của Bộ Kế hoạch Đầu tư, cả nước hiện có khoảng 563 khu công nghiệp nằm trong quy hoạch tại 61/63 tỉnh thành. Trong đó, 397 khu công nghiệp được thành lập; 292 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng hơn 87.100 ha, diện tích đất công nghiệp khoảng hơn 58.700 ha; 106 khu công nghiệp đang trong quá trình xây dựng với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 35.700 ha, diện tích đất công nghiệp khoảng 23.800 ha.

5 tỉnh thành có nhiều khu công nghiệp đang hoạt động nhất là Đồng Nai, Bình Dương, TP. HCM, Long An và Bắc Ninh.

Đồng Nai

Phát triển công nghiệp từ những năm 60 của thế kỷ trước, hiện tỉnh Đồng Nai đang đứng đầu cả nước về số lượng khu công nghiệp khi được phê duyệt quy hoạch 39 khu công nghiệp với gần 190 km2, trong đó 31 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy gần 86%.

Mới đây, Đồng Nai đã khởi công Khu công nghiệp công nghệ cao Long Thành hơn 6.000 tỷ đồng và được chấp thuận đầu tư thêm Khu công nghiệp Long Đức 3 với tổng vốn 1.800 tỷ đồng.

Bình Dương

Tại Bình Dương, danh sách khu công nghiệp đã đi vào hoạt động Bình Dương đã lên đến 30 khu công nghiệp với tổng diện tích lên đến 12.670,5 ha và tỷ lệ lấp đầy bình quân 87,4%. Bình Dương cũng là tỉnh có diện tích khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam. Các khu công nghiệp tại Bình Dương chiếm đến ¼ diện tích Khu công nghiệp miền Nam.



TP. HCM

TP. HCM cũng phát triển khá nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Từ những năm 90 của thế kỷ trước đến nay, các khu công nghiệp tại thành phố đã phát triển và thu hút đầu tư mạnh mẽ. TP. HCM hiện đang có 19 khu công nghiệp đang hoạt động.

Mới đây, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đồng ý đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc điều chỉnh, bổ sung các khu công nghiệp trên địa bàn TP. HCM vào Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam. Theo đó, bổ sung Khu công nghiệp Phạm Văn Hai I với quy mô diện tích 379 ha và Khu công nghiệp Phạm Văn Hai II với quy mô diện tích 289 ha tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn TP. HCM.

Phó Thủ tướng cũng đồng ý đưa Khu công nghiệp Bàu Đưng, Khu công nghiệp Phước Hiệp và Khu công nghiệp Xuân Thới Thượng ra khỏi quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn TP. HCM.

Long An

Thị trường khu công nghiệp Long An cũng đã phát triển rất mạnh thời gian qua, nhờ vị trí liền kề với TP. HCM. Ngoài ra, các khu công nghiệp ở Long An được hưởng lợi rất lớn khi đóng vai trò cầu nối với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các trung tâm phân phối, logistics tại khu vực miền Nam. Long An hiện có 18 khu công nghiệp đang hoạt động.

Theo UBND tỉnh Long An, từ nay đến năm 2030, Long An sẽ có 17 khu công nghiệp thành lập mới với diện tích tăng thêm gần 3.200ha. Theo đó, toàn tỉnh sẽ có 51 khu công nghiệp với diện tích gần 12.500ha.

Với số lượng trên, Long An sẽ là địa phương đứng thứ 2 (sau Bình Dương) cả nước về diện tích các khu công nghiệp, tạo điều kiện và cơ hội lớn để thu hút đầu tư.

Bắc Ninh

Bắc Ninh tuy là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam, nhưng lại là tỉnh có số khu công nghiệp đang hoạt động nhiều nhất miền Bắc với 15 khu công nghiệp.

Theo Thái Quỳnh/Nhịp sống kinh tế

Tags khu công nghiệp Đồng Nai TP HCM Bắc Ninh Bình Dương Long An

Các tin khác

Bộ Công Thương khẩn trương triển khai các hoạt động nhằm sớm phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp và thông tư hướng dẫn thực hiện.

Dự án Triển khai khu công nghiệp sinh thái (KCNST) tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCNST toàn cầu vừa được tổng kết. Các nỗ lực xây dựng, chuyển đổi theo mô hình này đã lan tỏa và sẽ tiếp tục được duy trì.

Tại Việt Nam, các khu công nghiệp (KCN) đã đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế, nhưng chưa đóng góp nhiều cho tăng trưởng xanh và bền vững bởi những tác động của nó đến môi trường sinh thái. Trước xu hướng phát triển bền vững và tăng trưởng xanh là xu thế bao trùm toàn thế giới và xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn trong nước, việc chuyển đổi và phát triển các KCN bền vững tại Việt Nam là một trong những giải pháp mang tính cấp thiết cần phải đặt lên hàng đầu.

Những năm qua, Hà Nội chú trọng quy hoạch, xây dựng cụm công nghiệp tại các làng nghề, từ đó góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Đặc biệt, các cụm công nghiệp còn giải quyết hiệu quả vấn đề ô nhiễm môi trường, tạo thêm nhiều việc làm và nguồn thu cho lao động nông thôn...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục