Đầu tư hạ tầng môi trường công nghiệp

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/6/2023 | 10:01:06 AM

Tại KCN Bắc Chu Lai, kể từ khi đi vào hoạt động, KCN đã được đồng bộ đầu tư hệ thống thu gom xử lý nước thải hoàn chỉnh công suất 1.900m3/ngày đêm, đưa vào hoạt động từ năm 2013, đảm bảo xử lý cho tất cả doanh nghiệp trong KCN...

Nhà máy xử lý nước thải KCN Tam Thăng.
Nhà máy xử lý nước thải KCN Tam Thăng.

KCN đã được chia làm hai giai đoạn đầu tư hạ tầng, với tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê đạt khoảng 90% của giai đoạn 1. Giai đoạn 2 đang thực hiện đầu tư hạ tầng được 50% diện tích, đồng thời cũng tiến hành cho các nhà đầu tư thuê trên phần diện tích đã hoàn chỉnh hạ tầng.

Hệ thống nước sạch của KCN được cung cấp bởi nhà máy nước Tam Hiệp với tổng công suất 20.000m3/ngày đêm, đảm bảo cung cấp đủ nước 24/24h, được đấu nối đến chân hàng rào các doanh nghiệp.

Đến ngày 31/12/2022, KCN Bắc Chu Lai đã thu hút được 29 dự án (trong đó có 9 dự án vốn FDI với tổng vốn đăng ký khoảng 122,3 triệu USD và 20 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 4.232 tỷ đồng). Kết quả này có được chủ yếu nhờ hạ tầng KCN được đầu tư đồng bộ, giúp nhà đầu tư yên tâm sản xuất, kinh doanh.

Tiếp nối thành công tại KCN Bắc Chu Lai, khi KCN Tam Thăng cũng được quan tâm hàng đầu. Điều này giúp các nhà đầu tư có tiềm lực kinh tế lớn tin tưởng và đến đầu tư xây dựng nhà máy.

Điều đặc biệt ở KCN Tam Thăng, đây là KCN đầu tiên ở Việt Nam tiên phong kêu gọi nhà đầu tư thứ cấp xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung (do Tập đoàn Panko làm chủ đầu tư) có công suất 28.000m3/ngày đêm, xử lý nước thải đạt quy chuẩn của Bộ TN-MT.

Nước thải sau xử lý được đưa về nhà máy tái sử dụng với công suất giai đoạn 1 đạt 13.000m3/ngày đêm, xử lý nước thải đạt chuẩn QCVN 01:2009/BYT của Bộ Y tế. Tất cả nước thải của các doanh nghiệp trong KCN Tam Thăng đều được đấu nối với hệ thống thu gom nước thải của KCN và đưa về hệ thống xử lý tập trung KCN trước khi thải ra môi trường.

Với mỗi nhà máy trong các KCN, nhất là các nhà máy của các tập đoàn kinh tế lớn, việc đảm bảo điều kiện về môi trường công nghiệp sẽ giúp họ ghi điểm trong mắt khách hàng, đối tác, nên nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn nơi có điều kiện hạ tầng đảm bảo để xây dựng nhà máy.

Như Tập đoàn Hyosung khi quyết định đến đầu tư tại KCN Tam Thăng, đã tìm hiểu rất kỹ điều kiện hạ tầng. Bên cạnh những tiêu chí như gần sân bay, cảng biển, điều kiện giao thương thuận lợi, thì việc KCN đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung cũng khiến nhà đầu tư hài lòng.

Sau khi đã đầu tư hệ thống nhà máy sản xuất tại KCN Tam Thăng, Hyosung đã quyết định tiếp tục đầu tư tại đây hệ thống nhà máy thứ hai, với mục tiêu hướng tới là nhà máy Hyosung lớn nhất toàn cầu. Công ty này đang đầu tư cụm nhà máy sản xuất vật liệu công nghiệp với quy mô sử dụng đất công nghiệp 100ha, vốn đầu tư 1,3 tỷ USD.

Đến nay, Hyosung đã đầu tư hơn 18ha với 245 triệu USD, sản xuất 2 sản phẩm là vải mành và vải túi khí. Hyosung đang tiếp tục lập thủ tục mở rộng lên tổng diện tích 82ha với quy mô vốn 1 tỷ USD từ năm 2022 đến năm 2025 tại KCN Tam Thăng./.

Theo Báo Quảng Nam

Tags môi trường công nghiệp hệ thống thu gom xử lý nước thải hạ tầng

Các tin khác

Tuy số lượng hơn 400 khu công nghiệp tại Việt Nam là khu công nghiệp sinh thái vẫn còn hạn chế nhưng trong tương lai, nhu cầu về loại hình bất động sản này sẽ tăng trưởng.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...

Với việc chuyển đổi sang mô hình "xanh hóa," các khu công nghiệp sinh thái sẽ mang đến một tầm nhìn đầy hứa hẹn về tương lai nơi sự thịnh vượng kinh tế song hành với tính bền vững môi trường.

Việc xây dựng khu công nghiệp sinh thái và chuyển đổi khu công nghiệp (KCN) truyền thống thành KCN sinh thái là nhu cầu tất yếu, cấp bách để Việt Nam kiến tạo lợi thế cạnh tranh lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời đóng góp đáng kể vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Các KCN sinh thái đang được nhân rộng tại Việt Nam đã khẳng định phát triển bền vững là mục tiêu giúp doanh nghiệp Việt Nam xác định tầm nhìn và định hướng chiến lược kinh doanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục