Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 100% làng nghề đáp ứng điều kiện về BVMT

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/5/2023 | 3:34:37 PM

QLMT - TP. Hà Nội đặt mục tiêu đến hết năm 2025, 100% các làng nghề đã được công nhận, đánh giá, phân loại theo quy định; 100% các làng nghề đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, trong giai đoạn 2017-2020, Sở đã rà soát 315 làng nghề, tiến hành đánh giá, phân loại mức độ ô nhiễm đối với 293 làng nghề đang hoạt động.

Kết quả cho thấy, có 139 làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (chiếm 47,5%); 91 làng nghề ô nhiễm (chiếm 31%); 63 làng nghề không ô nhiễm (chiếm 21,5%)...



Ảnh minh hoạ

Các làng nghề gây ô nhiễm chủ yếu thuộc nhóm ngành nghề như: Thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản thực phẩm, dệt, nhuộm, tái chế, gia công cơ kim khí.

Vừa qua, UBND TP. Hà Nội đã ban hành quyết định về việc ban hành danh mục, lộ trình và kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường đối với các làng nghề trên địa bàn Thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, UBND TP.Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, 100% làng nghề được công nhận đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường, 100% các làng nghề đã được công nhận trên địa bàn TP.Hà Nội được đánh giá, phân loại theo quy định.

Các danh mục nghề gồm: Danh mục làng nghề ô nhiễm phải xử lý, lộ trình thực hiện đến hết năm 2025 và định hướng đến năm 2030; Danh mục làng nghề ô nhiễm có dấu hiệu mai một phải xử lý ô nhiễm kết hợp khôi phục sản xuất; lộ trình thực hiện đến hết năm 2025; Danh mục làng nghề có dấu hiệu chưa ô nhiễm, cần tiếp tục kiểm soát chất lượng môi trường; Danh mục làng nghề mai một cần rà soát, đề xuất đưa ra khỏi "Danh sách công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống” của UBND Thành phố, lộ trình thực hiện đến hết năm 2023.

Bên cạnh ban hành các danh mục trên, TP. Hà Nội đặt mục tiêu đến hết năm 2025, 100% các làng nghề đã được công nhận, đánh giá, phân loại theo quy định; 100% các làng nghề đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường.

Định hướng đến năm 2030, TP. Hà Nội đặt mục tiêu, đảm bảo 100% các làng nghề trên địa bàn Thành phố được công nhận, đáp ứng đầy đủ các điều kiện về bảo vệ môi trường; khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn Thành phố.

UBND TP. Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện; giám sát và đôn đốc các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện tổ chức thực hiện đảm bảo đúng tiến độ đề ra.

Về lộ trình và các giải pháp ưu tiên, đến năm 2025, thành phố lập, thẩm định và phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề và tổ chức triển khai thực hiện phương án đã được duyệt bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng và hoàn thiện hạ tầng bảo vệ môi trường làng nghề đáp ứng các tiêu chí về môi trường đối với các làng nghề được công nhận theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường; thường xuyên tổ chức đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường và xử lý ô nhiễm môi trường đối với các làng nghề nhằm ngăn ngừa nguy cơ suy thoái, ô nhiễm môi trường.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và yêu cầu các hộ sản xuất trong làng nghề đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Tích cực triển khai và hoàn thành các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường đối với các làng nghề bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ đề ra.

Đến năm 2030, hoàn thành công tác di dời các cơ sở sản xuất trong làng nghề vào các khu, cụm, điểm công nghiệp sản xuất tập trung của làng nghề hoặc các cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề theo quy hoạch đã được UBND thành phố phê duyệt. Hoàn thành đầu tư hạ tầng đồng bộ đối với các các cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề đang hoạt động và đầu tư mới theo quy hoạch được duyệt; bảo đảm đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường./.

Bảo My (T/h)

Tags Hà Nội 2025 100% làng nghề Đáp ứng điều kiện BVMT

Các tin khác

Dự án Triển khai khu công nghiệp sinh thái (KCNST) tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCNST toàn cầu vừa được tổng kết. Các nỗ lực xây dựng, chuyển đổi theo mô hình này đã lan tỏa và sẽ tiếp tục được duy trì.

Tại Việt Nam, các khu công nghiệp (KCN) đã đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế, nhưng chưa đóng góp nhiều cho tăng trưởng xanh và bền vững bởi những tác động của nó đến môi trường sinh thái. Trước xu hướng phát triển bền vững và tăng trưởng xanh là xu thế bao trùm toàn thế giới và xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn trong nước, việc chuyển đổi và phát triển các KCN bền vững tại Việt Nam là một trong những giải pháp mang tính cấp thiết cần phải đặt lên hàng đầu.

Những năm qua, Hà Nội chú trọng quy hoạch, xây dựng cụm công nghiệp tại các làng nghề, từ đó góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Đặc biệt, các cụm công nghiệp còn giải quyết hiệu quả vấn đề ô nhiễm môi trường, tạo thêm nhiều việc làm và nguồn thu cho lao động nông thôn...

Việc xây dựng môi trường, tạo cảnh quan xanh tại Khu Công nghiệp (KCN) Long Đức (Trà Vinh) là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, vừa góp phần xây dựng “lá phổi xanh” vừa nâng cao sức khỏe cho công nhân và người lao động cũng như cộng đồng dân cư xung quanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự