Thanh Hóa sẽ có thêm 9 khu công nghiệp quy mô hơn 2.280 ha

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/5/2023 | 3:55:58 PM

QLMT - Theo quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thanh Hóa sẽ quy hoạch thêm 9 khu công nghiệp mới, với quy mô hơn 2.280 ha.

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 .

Theo đó đến từ giờ đến năm 2030, tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục thực hiện 8 khu công nghiệp đã có trong quy hoạch với tổng diện tích 1.424 ha, gồm khu công nghiệp (KCN) Lễ Môn (TP Thành Hóa, diện tích dự kiến năm 2030 là hơn 76 ha); KCN Đình Hương - Tây Bắc Ga (TP Thanh Hóa, diện tích dự kiến năm 2030 là gần 165 ha, sau 2030 là 180 ha); KCN Bỉm Sơn (TX Bỉm Sơn, diện tích dự kiến năm 2030 là hơn 412 ha, sau 2030 là 525 ha).



Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

KCN - đô thị Hoàng Long (TP Thanh Hóa, diện tích dự kiến năm 2030 là 43 ha); KCN Lam Sơn - Sao Vàng (huyện Triệu Sơn, diện tích dự kiến năm 2030 là 537 ha, sau 2030 là hơn 654 ha); KCN Thạch Quảng (huyện Thạch Thành, diện tích dự kiến năm 2030 là 5,64 ha, sau 2030 là 120 ha); KCN Ngọc Lặc (huyện Ngọc Lặc, diện tích dự kiến năm 2030 là 85 ha, sau 2030 là 150); KCN Bãi Trành (huyện Như Xuân, diện tích dự kiến đến 2030 là 100 ha, sau 2030 là 146 ha).

Ngoài 8 KCN đã có trong quy hoạch thì đến năm 2030, các KCN khác nằm trong KKT Nghi Sơn có tổng diện tích khoảng 2.339 ha.

Thanh Hoá sẽ có 9 KCN được bổ sung mới đến năm 2030, diện tích khoảng 2.281 ha gồm KCN phía Tây TP Thanh Hóa (diện tích dự kiến đến 2030 gần 536 ha, sau năm 2030 là 650 ha); KCN Phú Quý (huyện Hoằng Hóa, diện tích dự kiến đến 2030 là 545 ha, sau năm 2030 là 845 ha); KCN Bắc Hoằng Hóa (huyện Hoằng Hóa, diện tích dự kiến đến 2030 là 157 ha, sau 2030 là 274 ha).

KCN Hà Long (huyện Hà Trung, diện tích dự kiến năm 2030 gần 94 ha, sau 2030 là 550 ha); KCN Lưu Bình (huyện Quảng Xương, diện tích dự kiến năm 2030 là 200 ha, sau 2030 là 470 ha); KCN Tượng Lĩnh (huyện Nông Cống, diện tích dự kiến năm 2030 là 200 ha, sau 2030 là 350 ha).

KCN Giang Quang Thịnh (huyện Thiệu Hóa, diện tích dự kiến năm 2030 là 300 ha); KCN Nga Tân (huyện Nga Tân, diện tích dự kiến năm 2030 là 150 ha, sau 2030 là 430 ha); KCN Đa Lộc (huyện Hậu Lộc, diện tích dự kiến năm 2030 là 100 ha, sau 2030 là 250 ha).

Sau năm 2030, Thanh Hoá sẽ bổ sung mới thêm hai khu công nghiệp với diện tích 872 ha, gồm KCN Phong Ninh (huyện Yên Định, 450 ha) và KCN Hà Lĩnh (huyện Hà Trung, 422 ha).

Đối với quy hoạch cụm công nghiệp, đến năm 2030, toàn tỉnh có 115 cụm công nghiệp với tổng diện tích 5.267 ha. Giai đoạn sau năm 2030, tăng thêm 11 CCN, nâng tổng số CCN trên địa bàn tỉnh thành 126 CCN với tổng diện tích 5.893,6 ha.

11 CCN được thành lập mới này bao gồm CCN Quảng Văn (huyện Quảng Xương, 60 ha); CCN Thành Minh (huyện Thạch Thành, 70 ha); CCN Thành Tân (huyện Thạch Thành, 50 ha); CCN Thạch Sơn (huyện Thạch Thành, 50 ha); CCN Ngọc Trạo (huyện Thạch Thành, 50 ha); CCN Thạch Quảng (huyện Thạch Thành, 70 ha).

CCN Xuân Cao I (huyện Thường Xuân, 41,4 ha); CCN Hợp Thắng II (huyện Triệu Sơn, 70 ha); CCN Hợp Thắng III (huyện Triệu Sơn, 70 ha); CCN Hợp Lý (huyện Triệu Sơn, 25 ha) ; CCN Thọ Ngọc II (huyện Triệu Sơn, 70 ha).

Duy Anh

Tags Thanh Hoá Có thêm 9 khu công nghiệp Quy mô hơn 2.280 ha

Các tin khác

Bộ Công Thương khẩn trương triển khai các hoạt động nhằm sớm phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp và thông tư hướng dẫn thực hiện.

Dự án Triển khai khu công nghiệp sinh thái (KCNST) tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCNST toàn cầu vừa được tổng kết. Các nỗ lực xây dựng, chuyển đổi theo mô hình này đã lan tỏa và sẽ tiếp tục được duy trì.

Tại Việt Nam, các khu công nghiệp (KCN) đã đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế, nhưng chưa đóng góp nhiều cho tăng trưởng xanh và bền vững bởi những tác động của nó đến môi trường sinh thái. Trước xu hướng phát triển bền vững và tăng trưởng xanh là xu thế bao trùm toàn thế giới và xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn trong nước, việc chuyển đổi và phát triển các KCN bền vững tại Việt Nam là một trong những giải pháp mang tính cấp thiết cần phải đặt lên hàng đầu.

Những năm qua, Hà Nội chú trọng quy hoạch, xây dựng cụm công nghiệp tại các làng nghề, từ đó góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Đặc biệt, các cụm công nghiệp còn giải quyết hiệu quả vấn đề ô nhiễm môi trường, tạo thêm nhiều việc làm và nguồn thu cho lao động nông thôn...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục