Bộ TN-MT tăng cường giám sát hàng loạt khu, cụm công nghiệp phía Nam

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/4/2023 | 4:33:03 PM

QLMT - Cuối tháng 03/2023, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Võ Tuấn Nhân đã ký quyết định ban hành Kế hoạch tăng cường phòng ngừa, giám sát, kiểm soát các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Cụ thể, các đối tượng nằm trong diện giám sát gồm: Các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước về môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường.



Ảnh minh hoạ

Các cơ sở có nguồn thải lớn, thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, bụi, khí thải tự động, liên tục hoặc chư đầu tư đúng đầy đủ công trình xử lý chất thải theo quy định.

Các cơ sở (bao gồm các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước về môi trường của địa phương) đã nhiều lần bị phản ánh về tình trạng gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa được giải quyết triệt để; đối tượng khác thực hiện giám sát theo chỉ đạo củ Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Theo kế hoạch, tại khu vực phía Nam, Bộ TN-MT tiếp tục thực hiện giám sát về môi trường đối với các cơ sở công suất lớn, các khu vực hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, gây ô nhiễm môi trường kéo dài, thời gian thực hiện giám sát từ năm 2023 - 2025 đảm bảo các cơ sở hoạt động tuân thủ theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường như: Trung tâm Điện lực Duyên Hải tỉnh Trà Vinh; Trung tâm Điện lực Sông Hậu tỉnh Hậu Giang; Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên, Tổ hợp Hóa dầu miền Nam Việt Nam; các cơ sở sản xuất luyện thép tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 1 và Phú Mỹ 2, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Bên cạnh đó, Bộ TN-MT cũng sẽ tập trung theo dõi, giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại 54 Khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung trên địa bàn 11 tỉnh: An Giang; Bạc Liêu; Đồng Tháp; Hậu Giang; Long An; Cà Mau; TP. Cần Thơ; Đồng Nai; Kiên Giang; Tây Ninh; Tiền Giang.

Tổ chức khảo sát, làm việc, đánh giá việc thu gom, xử lý chất thải tại 47/117 khu, cụm công nghiệp trên địa bàn 04 tỉnh Bình Dương Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh; áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; các nguy cơ có thể gây ô nhiễm môi trường; lấy mẫu đánh giá chất lượng xả thải, kiến nghị các biện pháp xử lý theo quy định.

Kế hoạch nhằm tăng cường quản lý nhà nước trong công tác phòng ngừa, giám sát, kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, nâng cao hiệu quả phòng ngừa , ứng phó sự cố môi trường; hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra sự cố đặc biệt sự cố gây ô nhiễm môi trường lớn, diễn ra trên diện rộng, ảnh hưởng đến môi trường, hoạt động sản xuất, đời sống và sức khỏe của nhân dân.

Chủ động kiểm soát được các vấn đề môi trường, dự báo kịp thời ngăn ngừa xảy ra sự cố môi trường. Tập trung giám sát đối với các cơ sở công suất lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường các cơ sở hoạt động gây ô nhiễm kéo dài, đảm bảo các cơ sở hoạt động an toàn về môi trường.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, giải quyết các điểm nóng gây ô nhiễm môi trường, góp phần minh bạch hóa các hoạt động bảo vệ môi trường, cải thiện môi trường thu hút đầu tư.

An Na (T/h)

Tags Bộ TN-MT Tăng cường giám sát Khu cụm công nghiệp Phía Nam

Các tin khác

Tuy số lượng hơn 400 khu công nghiệp tại Việt Nam là khu công nghiệp sinh thái vẫn còn hạn chế nhưng trong tương lai, nhu cầu về loại hình bất động sản này sẽ tăng trưởng.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...

Với việc chuyển đổi sang mô hình "xanh hóa," các khu công nghiệp sinh thái sẽ mang đến một tầm nhìn đầy hứa hẹn về tương lai nơi sự thịnh vượng kinh tế song hành với tính bền vững môi trường.

Việc xây dựng khu công nghiệp sinh thái và chuyển đổi khu công nghiệp (KCN) truyền thống thành KCN sinh thái là nhu cầu tất yếu, cấp bách để Việt Nam kiến tạo lợi thế cạnh tranh lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời đóng góp đáng kể vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Các KCN sinh thái đang được nhân rộng tại Việt Nam đã khẳng định phát triển bền vững là mục tiêu giúp doanh nghiệp Việt Nam xác định tầm nhìn và định hướng chiến lược kinh doanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục