Khánh Hòa quy hoạch các khu công nghiệp theo hướng phát triển bền vững

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/4/2023 | 4:46:04 PM

QLMT - Thời gian tới, Khánh Hòa sẽ thu hút các dự án sản xuất kinh doanh, phấn đấu lấp đầy các Khu công nghiệp (KCN). Đặc biệt, nhiều dự án KCN trên địa bàn đang được kêu gọi nhà đầu tư.

Theo Chương trình xúc tiến đầu tư tỉnh năm 2023, Khánh Hoà sẽ ưu tiên thu hút đầu tư các ngành kinh tế số, các ngành phát triển trên nền tảng công nghệ 4.0 như Công nghiệp ICT, kỹ thuật số, kỹ thuật nano, công nghiệp sinh học, vật liệu mới, dược phẩm, sinh học, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ môi trường, năng lượng sạch.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh thu hút các dự án hạ tầng khu công nghiệp và cơ chế sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo, chuyển giao công nghệ.

Ngoài ra, tỉnh sẽ ưu tiên các dự án có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, chuyển giao công nghệ tiên tiến, đảm bảo sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị, góp phần chuyển dịch cơ cấu KT-XH.

UBND tỉnh Khánh Hòa xác định, tùy thuộc vào điều kiện phát triển của tỉnh, việc thu hút đầu tư các dự án mới phải đảm bảo hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng, tạo nguồn thu địa phương với trình độ công nghệ của dự án, sử dụng nguồn lực nội địa; kiên quyết không tiếp nhận các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn năng lượng, có nguy cơ ô nhiễm môi trường…


Khánh Hòa có nhiều kế hoạch thu hút đầu tư trong thời gian sắp tới. 

Về đối tác, trong giai đoạn này, tỉnh tập trung thu hút đầu tư từ các quốc gia có công nghệ cao, công nghệ nguồn, đứng đầu các chuỗi cung ứng là thành viên cùng tham gia các Hiệp định FTA đa phương với Việt Nam như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…

Đồng thời, ưu tiên các tập đoàn đa quốc gia liên kết với doanh nghiệp trong nước hình thành và phát triển cụm liên kết ngành theo từng chuỗi giá trị.

Một trong những định hướng cụ thể mà tỉnh hướng đến là chủ động tiếp cận, giới thiệu các cơ hội hợp tác đầu tư trực tiếp với các đối tác; tăng cường các kênh xúc tiến đầu tư trực tuyến và ứng dụng công nghệ số trong việc tìm kiếm, lựa chọn nhà đầu tư.

Song song đó, tỉnh sẽ tăng cường hợp tác, liên kết với các tỉnh trong khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Đối với định hướng này, tỉnh sẽ đẩy mạnh liên kết phát triển khu vực Bắc Khánh Hòa - Nam Phú Yên, hợp tác liên kết với Đắk Lắk....

Cùng với đó, tỉnh này sẽ phát triển KKT Vân Phong trở thành một trung tâm kinh tế biển hiện tại. Trong đó, khu vực Nam Vân Phong trở thành trung tâm công nghiệp gắn với cảng biển.

Cụ thể, khu vực này tập trung thu hút các dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, các dự án công nghiệp trọng điểm với các ngành công nghiệp chủ lực như công nghiệp công nghệ cao, năng lượng, chế biến dầu khí, đóng tàu, công nghiệp chế biến, chế tạo, các ngành công nghiệp phụ trợ; phát triển các cảng hàng hóa gắn với trung tâm logistics tại Nam Vân Phong để phục vụ cả khu vực Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung bộ.

Đồng thời, trong quy hoạch tỉnh cũng quy hoạch hệ thống các khu, cụm công nghiệp hợp lý về không gian lãnh thổ, khai thác được tiềm năng, lợi thế của tỉnh và bảo đảm phát triển bền vững; phát triển đồng bộ giữa hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp với hệ thống hạ tầng xã hội cùng các dịch vụ phục vụ người lao động.

Đặc biệt, địa phương tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thu hút đầu tư, nhất là các nhà đầu tư lớn, có thương hiệu; ưu tiên thu hút các ngành có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện môi trường, mang lại giá trị gia tăng cao, tăng nhanh tỷ lệ lập đầy, nâng cao hiệu quả kinh tế các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã thành lập.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng KKT Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến 2050.

Theo đó, khu vực phát triển sản xuất công nghiệp, KCN có tổng diện tích khoảng 2.721 ha. Gồm các khu hiện có khoảng 496 ha; các khu vực dự kiến phát triển công nghiệp đến năm 2030 khoảng 1.475 ha (Ninh Diêm 3, Vạn Lương, Ninh An, Ninh Diêm, Ninh Thọ); các khu vực dự kiến phát triển công nghiệp đến năm 2040 khoảng 750 ha...

Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2021 - 2030, địa phương tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các KCN ưu tiên phát triển gồm: KCN Suối Dầu, KCN Ninh Thủy (giai đoạn II), KCN Nam Cam Ranh, KCN Dốc Đá Trắng và KCN Ninh Diêm 3 (giai đoạn I).

Đồng thời, Khánh Hòa thu hút các dự án sản xuất kinh doanh, phấn đấu lấp đầy 100% KCN Suối Dầu; nâng cao tỷ lệ lấp đầy KCN Ninh Thủy lên 80 - 90%, KCN Nam Cam Ranh lên 60%; triển khai đầu tư hạ tầng đồng bộ, tập trung thu hút các nhà đầu tư, từng bước lấp đầy KCN Dốc Đá Trắng, KCN Ninh Diêm 3 (giai đoạn I).

Đặc biệt, nhiều dự án KCN ở tỉnh Khánh Hòa đang được kêu gọi nhà đầu tư như: KCN Ninh Sơn với diện tích 480 ha, KCN Ninh Xuân với diện tích 1.000 ha, KCN Ninh Thọ với diện tích 370 ha, KCN Vạn Lương với diện tích 200 ha, KCN Ninh Diêm 1 rộng 250ha, KCN Ninh Diêm 2 rộng 215ha, KCN Ninh Diêm 3 rộng 290ha.

Sơn Hà 

Tags Khánh Hòa khu công nghiệp phát triển bền vững

Các tin khác

Tuy số lượng hơn 400 khu công nghiệp tại Việt Nam là khu công nghiệp sinh thái vẫn còn hạn chế nhưng trong tương lai, nhu cầu về loại hình bất động sản này sẽ tăng trưởng.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...

Với việc chuyển đổi sang mô hình "xanh hóa," các khu công nghiệp sinh thái sẽ mang đến một tầm nhìn đầy hứa hẹn về tương lai nơi sự thịnh vượng kinh tế song hành với tính bền vững môi trường.

Việc xây dựng khu công nghiệp sinh thái và chuyển đổi khu công nghiệp (KCN) truyền thống thành KCN sinh thái là nhu cầu tất yếu, cấp bách để Việt Nam kiến tạo lợi thế cạnh tranh lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời đóng góp đáng kể vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Các KCN sinh thái đang được nhân rộng tại Việt Nam đã khẳng định phát triển bền vững là mục tiêu giúp doanh nghiệp Việt Nam xác định tầm nhìn và định hướng chiến lược kinh doanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục