Thái Nguyên quy hoạch mới 16 khu công nghiệp và cụm công nghiệp

  • Cập nhật: Thứ hai, 3/4/2023 | 4:16:04 PM

QLMT - Tỉnh Thái Nguyên quy hoạch mới 16 khu công nghiệp, cụm công nghiệp, trong đó có dự án khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ 1.128 ha ở TP Phổ Yên.

Theo Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh này sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN).

Tỉnh tập trung và ưu tiên thu hút đầu tư phát triển KCN và CCN tại khu vực phía nam gắn kết với sự phát triển của vùng Thủ đô Hà Nội.



Ảnh minh hoạ

Đối với các KCN, quy hoạch xác định đến năm 2030, tỉnh Thái Nguyên phát triển, mở rộng 11 KCN và một khu công nghệ thông tin tập trung, với tổng diện tích là 4.245 ha. 11 dự án này bao gồm:

5 KCN đã thành lập với tổng diện tích khoảng 1.471 ha: KCN Sông Công I (196,88 ha, trong đó mở rộng 1,88 ha) và Sông Công II (260 ha) tại TP Sông Công; Điềm Thụy (361,1 ha, trong đó mở rộng thêm 11,1 ha) tại huyện Phú Bình và TP Phổ Yên; Nam Phổ Yên (263 ha, trong đó mở rộng thêm 143 ha), KCN Yên Bình (400 ha) tại TP Phổ Yên.

3 KCN đã có trong quy hoạch tổng diện tích 1.175 ha: KCN Sông Công II giai đoạn 2 (300 ha tại TP Sông Công; KCN - đô thị - dịch vụ Phú Bình (tổng diện tích 900 ha, trong đó đất KCN là 675 ha) tại huyện Phú Bình; Khu CNTT tập trung Yên Bình (200 ha) TP Phổ Yên và huyện Phú Bình.

4 KCN quy hoạch mới tổng diện tích khoảng 1.599 ha: KCN Yên Bình 2 (301 ha) tại TP Phổ Yên và huyện Phú Bình; Yên Bình 3 (300 ha), Thượng Đình (130 ha) tại huyện Phú Bình; KCN - đô thị - dịch vụ Tây Phổ Yên (quy hoạch toàn khu là 1.128 ha, trong đó có 868 ha đất KCN, 260 ha đất đô thị - dịch vụ) tại TP Phổ Yên.

Về cụm công nghiệp, đến năm 2030, tỉnh phát triển 41 cụm công nghiệp, với diện tích 2.067 ha.

Trong đó có 18 CCN có trong quy hoạch thời kỳ trước đã thành lập với tổng diện tích khoảng 839,12 ha; 11 CCN đã có trong quy hoạch thời kỳ trước chưa được thành lập tổng diện tích khoảng 500,67 ha và 12 CCN quy hoạch mới với 727, 28 ha.

11 CCN có trong quy hoạch thời kỳ trước chưa được thành lập gồm: CCN Cao Ngạn 1 (30 ha, tại TP Thái Nguyên), Minh Đức 1 (75 ha), CCN số 3 Cảng Đa (38,5 ha) tại TP Phổ Yên; Khuynh Thạch (19,27 ha) tại Sông Công; Tân Đức (74,5 ha), Điềm Thụy (64 ha), Kha Sơn (11,4 ha), Lương Phú - Tân Đức (74,5 ha) tại huyện Phú Bình; An Khánh 1 (50 ha) tại Đại Từ; Nam Hoà (35,5 ha) tại Đồng Hỷ và CCN Yên Ninh (28 ha) tại Phú Lương.

12 CCN quy hoạch mới gồm: Tích Lương (72 ha), Đức Hòa (70 ha), Hòa Bắc (75 ha) tại TP Thái Nguyên; Lương Sơn 2 (75 ha) tại TP Sông Công; Hà Châu 1 (74,68 ha), Hà Châu 2 (72 ha) tại huyện Phú Bình; Cầu Bình (35,6 ha), Bá Sơn (50 ha), Cổ Lũng (55 ha) tại huyện Phú Lương; Quân Chu (50 ha), Cát Nê - Ký Phú (68 ha) tại Đại Từ; Minh Tiến (30 ha) tại huyện Đồng Hỷ.

Trước đó, trong quy hoạch trình hội đồng thẩm định, UBND tỉnh Thái Nguyên đề xuất đưa CCN Minh Đức 1 (75 ha, tại Phổ Yên) ra khỏi quy hoạch và sáp nhập vào vào KCN - đô thị - dịch vụ Tây Phổ Yên.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đề xuất đưa ra khỏi quy hoạch với 5 CCN gồm: CCN số 5 TP Thái Nguyên (39,67 ha, tại phường Tân Thành, TP Thái Nguyên), CCN Cao Ngạn 2 (50 ha, TP Thái Nguyên), CCN số 1 TP Thái Nguyên ( 7,8 ha, phường Tân Lập, TP Thái Nguyên), CCN số 2 TP Thái Nguyên (6,07 ha, tại phường Tân Lập); CCN số 2 Cảng Đa Phúc (30 ha, xã Thuận Thành, thị xã Phổ Yên) và CCN Trung Hội (7 ha tại huyện Định Hóa).

Theo UBND tỉnh Thái Nguyên, các KCN của tỉnh chủ yếu được quy hoạch phân bố theo tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, quốc lộ 3 hoặc các tuyến tỉnh lộ kết nối gần với cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, quốc lộ 3,... Nhìn chung các KCN của tỉnh đều ở khu vực thuận tiện về giao thông, cơ sở hạ tầng sẵn có, có lợi thế vượt trội về vị trí so với các khu vực khác trên địa bàn tỉnh./.

Duy Anh


Tags Thái Nguyên Quy hoạch mới 16 khu công nghiệp Cụm công nghiệp

Các tin khác

Tuy số lượng hơn 400 khu công nghiệp tại Việt Nam là khu công nghiệp sinh thái vẫn còn hạn chế nhưng trong tương lai, nhu cầu về loại hình bất động sản này sẽ tăng trưởng.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...

Với việc chuyển đổi sang mô hình "xanh hóa," các khu công nghiệp sinh thái sẽ mang đến một tầm nhìn đầy hứa hẹn về tương lai nơi sự thịnh vượng kinh tế song hành với tính bền vững môi trường.

Việc xây dựng khu công nghiệp sinh thái và chuyển đổi khu công nghiệp (KCN) truyền thống thành KCN sinh thái là nhu cầu tất yếu, cấp bách để Việt Nam kiến tạo lợi thế cạnh tranh lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời đóng góp đáng kể vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Các KCN sinh thái đang được nhân rộng tại Việt Nam đã khẳng định phát triển bền vững là mục tiêu giúp doanh nghiệp Việt Nam xác định tầm nhìn và định hướng chiến lược kinh doanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục