Hưng Yên phê duyệt 3 cụm công nghiệp mới tại Tiên Lữ, Ân Thi, Mỹ Hào

  • Cập nhật: Thứ tư, 29/3/2023 | 4:32:53 PM

QLMT - Ba cụm công nghiệp gồm: Cụm công nghiệp Dị Chế, huyện Tiên Lữ; Cụm công nghiệp Vân Du - Quang Vinh , huyện Ân Thi và Cụm công nghiệp làng nghề Hoà Phong, thị xã Mỹ Hào.

Vừa qua, UBND tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 ba cụm công nghiệp gồm: Cụm công nghiệp Dị chế, huyện Tiên Lữ; Cụm công nghiệp Vân Du - Quang Vinh , huyện Ân Thi và Cụm công nghiệp làng nghề Hoà Phong, thị xã Mỹ Hào.

Theo đó, Cụm công nghiệp Dị Chế có phạm vi lập quy hoạch chi tiết khoảng hơn 20,4 ha trên địa bàn huyện Tiên Lữ. Trong đó, đất nhà máy, xí nghiệp, kho bãi chiếm tỷ lệ 74,37%; đất khu nhà điều hành chiếm tỷ lệ 1,36%; còn lại là đất hạ tầng kỹ thuật, đất cây xanh và đất giao thông, bãi đỗ xe.



Xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp số 05 tại huyện Ân Thi và huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. (Ảnh: Báo Hưng Yên).

Ranh giới phía bắc phạm vi quy hoạch cụm công nghiệp giáp đất sản xuất nông nghiệp và khu dân cư hiện có; phía nam giáp đất sản xuất nông nghiệp; phía đông giáp đường bê tông, nghĩa trang hiện có và đất sản xuất nông nghiệp và phía tây giáp đường tránh ĐH.93.

Ngành nghề hoạt động chủ yếu của cụm công nghiệp là ngành nghề sử dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại, công nghệ sạch thân thiện với môi trường, các dự án sử dụng tiết kiệm đất, hiện quả và sử dụng nhiều lao động địa phương.

CTCP Quốc tế VIP - Hưng Yên là chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đồng thời là đơn vị tổ chức lập quy hoạch.

Đối với Cụm công nghiệp Vân Du - Quang Vinh, quy mô dự án khoảng 45 ha, thuộc trên địa bàn quản lý của hai xã Vân Du và Quang Vinh, huyện Ân Thi. Trong đó, diện tích đất xây dựng nhà máy, kho tàng chiếm hơn 74,5% diện tích dự án; đất giao thông chiếm 12,9%; còn lại là đất xây dựng khu điều hành dịch vụ, đất bãi đỗ xe, đất cây xanh, mặt nước và đất xây dựng khu hạ tầng kỹ thuật.

Ranh giới phía bắc, phía nam và phía đông cụm công nghiệpVân Du - Quang Vinh giáp đất canh tác, phía tây giáp các dự án đã được tiếp nhận và đường ĐT.376.

Ngành nghề hoạt động chủ yếu của cụm công nghiệp là sản xuất, kinh doanh ngành điện, điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, cơ khí, may mặc, thuỷ tinh, nhựa...; các dự án không gây ô nhiễm môi trường.

Đơn vị khảo sát, lập quy hoạch là Công ty TNHH tư vấn đầu tư xây dựng Thành Hưng. Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp là Công ty TNHH Phát triển Công nghiệp Quang Vinh Hưng Yên.

Cụm công nghiệp làng nghề Hòa Phong có quy mô lập quy hoạch chi tiết khoảng 55,472 ha trên địa bàn xã Hoàng Phong, thị xã Mỹ Hào. Ngành nghề hoạt động chủ yếu của cụm công nghiệp là mộc mỹ nghệ, mộc dân dụng và các ngành phục vụ sản xuất đồ mộc.

Trong đó, đất xây dựng nhà máy chiếm tỷ lệ hơn 47% diện tích; đất điều hành + dịch vụ và trưng bày sản phẩm chiếm tỷ lệ hơn 7,08%; còn lại là đất cây xanh, khu hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông, bãi đỗ xe.

Ranh giới phía bắc cụm công nghiệp giáp đường quy hoạch và khu dân cư hiện trạng; phía nam và phía tây giáp đất canh tác, phía đông giáp đường ĐH.31. Đơn vị khảo sát, lập quy hoạch là Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hồng Hải.

An Na

Tags Hưng Yên Phê duyệt 3 cụm công nghiệp mới Tiên Lữ Ân Thi Mỹ Hào

Các tin khác

Bộ Công Thương khẩn trương triển khai các hoạt động nhằm sớm phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp và thông tư hướng dẫn thực hiện.

Dự án Triển khai khu công nghiệp sinh thái (KCNST) tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCNST toàn cầu vừa được tổng kết. Các nỗ lực xây dựng, chuyển đổi theo mô hình này đã lan tỏa và sẽ tiếp tục được duy trì.

Tại Việt Nam, các khu công nghiệp (KCN) đã đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế, nhưng chưa đóng góp nhiều cho tăng trưởng xanh và bền vững bởi những tác động của nó đến môi trường sinh thái. Trước xu hướng phát triển bền vững và tăng trưởng xanh là xu thế bao trùm toàn thế giới và xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn trong nước, việc chuyển đổi và phát triển các KCN bền vững tại Việt Nam là một trong những giải pháp mang tính cấp thiết cần phải đặt lên hàng đầu.

Những năm qua, Hà Nội chú trọng quy hoạch, xây dựng cụm công nghiệp tại các làng nghề, từ đó góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Đặc biệt, các cụm công nghiệp còn giải quyết hiệu quả vấn đề ô nhiễm môi trường, tạo thêm nhiều việc làm và nguồn thu cho lao động nông thôn...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục