Phổ biến các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp ở Hưng Yên

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/11/2022 | 7:59:41 PM

QLMT - Ngày 11/11, tại thị xã Mỹ Hào, Ban quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Hưng Yên tổ chức Hội nghị tuyên truyền phổ biến các quy định của luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường KCN lần thứ hai năm 2022.

Tham dự Hội nghị có bà Nguyễn Thị Thu Hà- Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách, Pháp chế và Thanh tra (Tổng cục Môi trường); bà Lê Thị Minh Ánh- Chuyên gia; Ông Vũ Quốc Nghị - Phó Trưởng quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên; Ông Nguyễn Duy Loát- Phó Trưởng phòng, Phụ trách phòng Quản lý Tài nguyên và Môi trường (Ban quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên); đồng chí Chu Huy Hoàng- Đội trưởng Đội công nghiệp- Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về bảo vệ môi trường (Công an tỉnh Hưng Yên); đại diện lãnh đạo và cán bộ phụ trách môi trường các KCN của tỉnh; chủ đầu tư hạ tầng KCN Thăng Long II, Dệt may phố nối Minh Quang, Minh Đức, Phố Nối A.

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị 

Đến nay, hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan công tác bảo vệ môi trường (BVMT) nói chung và BVMT trong các KCN đã từng bước được hoàn thiện, đồng bộ và thống nhất, trong đó quy định rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong KCN.

Để quản lý và kiểm soát ô nhiễm KCN, Chính phủ đã ban hành 14 Nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành 17 Quyết định, Bộ Tài nguyên và Môi trường, và các Bộ, ngành liên quan đã ban hành 54 Thông tư và Thông tư liên tịch, 48 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường có liên quan trực tiếp. Đặc biệt, Luật Bảo vệ môi trường 2020, có hiệu lực từ đầu năm 2022 với 9 nội dung mang tính đột phá, trong đó có các nội dung liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp trong KCN như: mở rộng đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; phí nước thải bằng 10% giá nước sạch; phải có giấy phép mới được xử lý chất thải nguy hại; chỉ được nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bị công khai thông tin…

Hiện nay hầu hết lượng chất thải thông thường, chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN của tỉnh Hưng Yên được phân loại tại nguồn, thu gom, tạm lưu giữ và thuê đơn vị có đủ chức năng vận chuyển, đưa đi xử lý theo quy định. Đối với những vi phạm về bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất công nghiệp, ban quản lý phối hợp chặt chẽ với các ngành, đơn vị chức năng để kịp thời chấn chỉnh, xử lý.

Các đại biểu tham gia hội nghị đã nghe chuyên gia của Tổng cục Môi trường hướng dẫn việc thực hiện các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điểu của Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư số 02/2022NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường liên quan công tác bảo vệ môi trường KCN và các quy định khác của pháp luật.

Ông Vũ Quốc Nghị - Phó Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên- Chủ trì Hội nghị.
Ông Vũ Quốc Nghị - Phó Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên- Chủ trì Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Thu Hà- Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách, pháp chế và thanh tra (Tổng cục Môi trường) nêu rõ một số quan điểm chính của Luật Bảo vệ Môi trường:

"Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế; Bảo đảm hài hòa lợi ích, tạo động lực khuyến khích các bên liên quan tham gia công tác BVMT là một trong các quan điểm khi xây dựng Luật Bảo vệ Môi trường; Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh: Luật Bảo vệ Môi trường 2020: Thay đổi phương thức quản lý môi trường đối với dự án đầu tư dự theo các tiêu chí môi trường; kiểm soát chặt chẽ dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, thực hiện hậu kiểm đối với các dự án có công nghệ tiên tiến và thân thiện môi trường; cắt giảm thủ tục hành chính”.

 Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách, pháp chế và thanh tra (Tổng cục Môi trường)
Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách, pháp chế và thanh tra (Tổng cục Môi trường)

Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Thu Hà cũng chỉ ra 8 điểm đối mới của Luật BVMT. Trong đó có những điểm cơ bản sau:

Cộng đồng dân cư được quy định là một chủ thể trong công tác BVMT; tăng cường công khai thông tin, tham vấn, phát huy vai trò giám sát, phản biện đồng thời được bảo đảm quyền và lợi ích của cộng đồng dân cư khi tham gia các hoạt động BVMT; Thúc đẩy phân loại rác thải tại nguồn; định hướng cách thức quản lý, ứng xử với chất thải, góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam; Tạo lập chính sách phát triển các mô hình tăng trường kinh tế bền vững, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, phục hồi và phát triển nguồn vốn tự nhiên.

Thủ tục hành chính của Luật BVMT 2020 được cắt giảm so với Luật 2014, cụ thể như một số thủ tục tiêu biểu như: Chấp thuận tách đấu nối khỏi hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và tự xử lý nước thải phát sinh; Chấp thuận miễn kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; Chấp thuận vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải nguy hại; Chứng minh tổ chức cá nhân không gây ô nhiễm, suy thoái môi trường,…

Điểm mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Luật BVMT 2020 cũng được bà Nguyễn Thị Thu Hà chỉ rõ tại Hội nghị:

- Đối với BQL Khu công nghiệp, trách nhiệm được quy định chi tiết hơn; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn thẩm định báo cáo ĐTM, cấp giấy phép môi trường.

Đối với Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng: trách nhiệm được quy định chi tiết hơn; ban hành quy chế về BVMT của khu sản xuất kinh doanh dịch vụ tập trung.

-  Đối với Cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ: Quy định cụ thể hơn về việc bỏ quy định xây dựng và thực hiện phương án BVMT; cơ sở quy mô hộ gia đình phải có công trình, thiết bị xử lý chất thải tại chỗ.

Kết thúc bài phát biểu tại Hội nghị, bà Thu Hà nhấn mạnh: "Các nội dung mà doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm như: Đánh giá tác động môi trường; giấy phép môi trường/ Đăng ký môi trường; Quản lý chất thải ; Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; Quan trắc; Báo cáo và thông tin môi trường. Trong đó giấy phép môi trường là chế định hoàn toàn mới so với Luật BVMT 2014”.

Trình bày nội dung pháp luật BVMT (Chế định cụ thể), bà Lê Thị Minh Ánh, Chuyên gia Tổng cục môi trường đã nêu:

Yêu cầu BVMT khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung cụm công nghiệp đó là:

-  Phân khu chức năng: Giảm thiểu ảnh hưởng của loại hình nguy cơ ô nhiễm môi trường; thuận lợi phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; tăng cường tái sử dụng, tái chế, tiết kiệm năng lượng , cộng sinh công nghiệp.
-  Dự án trong khu: Khoảng cách an toàn.
-  Khuyến khích tái sử dụng chất thải; áp dụng công nghệ sản xuất sinh học, cộng sinh công nghiệp, kinh tế tuần hoàn.
-  Khuyến khích thành lập/ chuyển đổi mô hình khu công nghiệp sinh thái.

Bà Lê Thị Minh Ánh, Chuyên gia Tổng cục môi trường phát biểu tại Hội nghị.
Bà Lê Thị Minh Ánh, Chuyên gia Tổng cục môi trường phát biểu tại Hội nghị. 

Hạ tầng kỹ thuật khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung/Cụm công nghiệp như:

-  Hệ thống thoát nước mưa cần: Tách riêng hệ thống nước thải; có hố ga lắng cặn, tách váng dầu/Thường xuyên nạo vét, duy tu.
-  Đối với hệ thống thoát nước thải: Vị trí đấu nối nằm trên tuyến thu gom; Đặt ngoài phần đất cơ sở; Điểm xả thải có biển báo, sàn công tác 1m2, lối đi thuận lợi kiểm tra, giám sát.
-  Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN, CCN: Có thể chia thành nhiều đơn nguyên (mô-đun) bảo đảm xử lý toàn bộ nước thải đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường; có nhật ký vận hành ghi chép đầy đủ: Lưu lượng nước thải, thông số; điện, hóa chất, lượng bùn thải lưu giữ 2 năm.
-  Tiêu chuẩn nước thải đầu vào hệ thống xử lý thông tin ghi trong ĐTM/GPMT/quy chế BVMT.
-  Có công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
-  Hệ thống quan trắc tự động, liên tục
-  Diện tích cây xanh

Chủ đầu tư hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung/cụm công nghiệp:

-  Yêu cầu cơ sở chấm dứt xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom nước mưa tính từ ngày 01/01/2024.
-  Ban hành quy chế BVMT Khu sản xuất kinh doanh dịch vụ tập trung.
-  Lập báo cáo công tác BVMT.
-  Tiếp nhận dự án mới phù hợp với khả năng tiếp nhận, xử lý nước thải. Dự án mới phải đấu nối nước thải.
-  Không tiếp nhận dự án mới/nâng công suất dự án hoạt động phát sinh nước thải sản xuất khi dự án mới có ngành nghề không thuộc ngành nghề đầu tư và KTT/CCN không đáp ứng yêu cầu BVMT.
-  Không pha loãng nước thải trước điểm xả nước thải.
-  Chỉ được tiếp nhận dự án mới đầu tư không phát sinh nước thải xả ra môi trường đối với KTT/CCN chưa có hệ thống xử lý thông tin.

Doanh nghiệp đầu tư trong khu sản xuất, kinh doanh,dịch vụ tập trung/cụm công nghiệp:

-  Chấm dứt xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom nước mưa từ ngày 01/01/2024.
-  Tuân thủ quy chế BVMT Khu sản xuất kinh doanh dịch vụ tập trung.
-  Gửi báo cáo công tác BVMT tới Ban quản lý khu công nghiệp/cụm công nghiệp; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Sở tài nguyên môi trường.
-  Tham vấn cộng đồng thông qua website/Ban quản lý khu công nghiệp.
-  Dự án mới phải đấu nối nước thải.

Tại hội nghị, nhiều đại biểu đã nêu các câu hỏi để nghị đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường giải thích rõ hơn một số nội dung trong luật, nghị định, thông tư liên quan công tác bảo vệ môi trường KCN; nêu thực trạng công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp.

Đại diện BQL Khu công nghiệp Thăng Long đặt câu hỏi thảo luận tại Hội nghị.
Đại diện BQL Khu công nghiệp Thăng Long đặt câu hỏi thảo luận tại Hội nghị.



Cũng tại hội nghị các đại biểu đã nêu các kiến nghị cụ thể lên các cấp có thẩm quyền để tạo điệu kiện cho đơn vị thực hiện tốt hơn nữa công tác bảo vệ môi trường theo tinh thần của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. 

CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Tags phổ biến pháp luật luật bảo vệ môi trường khu công nghiệp Hưng Yên

Các tin khác

Dự án Triển khai khu công nghiệp sinh thái (KCNST) tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCNST toàn cầu vừa được tổng kết. Các nỗ lực xây dựng, chuyển đổi theo mô hình này đã lan tỏa và sẽ tiếp tục được duy trì.

Tại Việt Nam, các khu công nghiệp (KCN) đã đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế, nhưng chưa đóng góp nhiều cho tăng trưởng xanh và bền vững bởi những tác động của nó đến môi trường sinh thái. Trước xu hướng phát triển bền vững và tăng trưởng xanh là xu thế bao trùm toàn thế giới và xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn trong nước, việc chuyển đổi và phát triển các KCN bền vững tại Việt Nam là một trong những giải pháp mang tính cấp thiết cần phải đặt lên hàng đầu.

Những năm qua, Hà Nội chú trọng quy hoạch, xây dựng cụm công nghiệp tại các làng nghề, từ đó góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Đặc biệt, các cụm công nghiệp còn giải quyết hiệu quả vấn đề ô nhiễm môi trường, tạo thêm nhiều việc làm và nguồn thu cho lao động nông thôn...

Việc xây dựng môi trường, tạo cảnh quan xanh tại Khu Công nghiệp (KCN) Long Đức (Trà Vinh) là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, vừa góp phần xây dựng “lá phổi xanh” vừa nâng cao sức khỏe cho công nhân và người lao động cũng như cộng đồng dân cư xung quanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự